Thông tin về độ tuổi của trẻ

18 tháng đến 36 tháng (3 tuổi)

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI – CẢM XÚC

18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG (3 tuổi)

Trẻ tìm hiểu về cảm xúc và các mối quan hệ như thế nào?

Sự phát triển xã hội – cảm xúc Giới thiệu

Cách thức các trẻ suy nghĩ và điều hợp

  • bản thân,
  • cảm xúc và hành vi, và
  • mối quan hệ của mình

…là những gì chúng ta gọi quá trình phát triển xã hội-cảm xúc.

Quá trình phát triển các kỹ năng này rất quan trọng đối với sự thành công của các trẻ trong trường học cũng như là các kỹ năng khác, chẳng hạn như ngôn ngữ và khả năng đọc viết và toán học.

Trong suốt thời gian năm tuổi đầu tiên, các trẻ sẽ học cách…

  • điều hợp hành vi của riêng mình,
  • nhận biết, giải thích và điều hợp cảm xúc của chúng,
  • thông báo và hồi đáp một cách chu đáo các cảm xúc của những người khác,
  • tương tác với bạn bè,
  • trở thành một thành viên của nhóm, hoặc
  • phát triển các mối quan hệ thân mật với người lớn, bao gồm cha/mẹ, các thành viên khác trong gia đình, và giáo viên.

Các trẻ học những kỹ năng xã hội-cảm xúc này trong các mối quan hệ thân mật với người lớn thông qua quá trình giao tiếp qua lại, chia sẻ các trải nghiệm và hướng dẫn chăm sóc. Việc vui chơi cũng chủ yếu giúp đỡ các trẻ học tập những kỹ năng này. Qua việc vui chơi, các trẻ thực hành những kỹ năng xã hội của mình, khám phá cảm xúc, thử các hành vi mới và tiếp nhận phản hồi từ những người khác. Việc vui chơi cho phép các trẻ học nhiều hơn về bản thân và những người khác, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp và tương tác của chúng.

Sự phát triển xã hội – cảm xúc

Giới thiệu

Con tôi sẽ học hỏi những gì về bản thân và cảm xúc của chúng?

Con ba tuổi của quý vị đã phát triển một ý thức mạnh mẽ của bản thân và có thể thường nói với quý vị những gì trẻ muốn và cách trẻ cảm nhận. Trẻ có thể nói với quý vị về ai trong gia đình của trẻ và bạn bè của trẻ là ai. Trẻ có thể diễn đạt rõ hơn những gì thích và không thích của mình. Nhóm người ưa thích của trẻ có thể bao gồm gia đình, bạn bè, giáo viên và hàng xóm.
Trẻ thích cảm giác có thể làm được những điều mới mẻ.   Trẻ thích “tự làm các việc,” ngay cả các việc ấy khó khăn và trẻ nản lòng. Trẻ có thể khăng khăng mang giầy của riêng mình, cho dù trẻ phải mất 10 phút và kết thúc chậm trễ.
Khi chơi đùa với bạn bè, thỉnh thoảng trẻ có thể bao gồm các ý tưởng của những người khác khi chơi đùa và chia sẻ đồ chơi, nhưng vẫn còn có thể sử dụng từ, “của mình,” thường xuyên. Trẻ thường vui hưởng thời gian với bạn bè và có thể yêu cầu gặp gỡ với họ.
Trẻ có các từ diễn đạt nhiều cảm xúc của mình (vui, buồn, bực bội, sợ hãi) và có thể đòi dỗ dành khi cần. Cảm xúc của trẻ có thể vẫn đang tràn ngập trong trẻ và có thể đưa đến các cơn thịnh nộ. Trẻ cũng có thể cảm thấy sợ hãi ở độ tuổi này, chẳng hạn như sợ ong, chó, hoặc quái vật.  Trẻ thực hành cảm xúc và có thể “vờ khóc” khi trò chơi của trẻ có liên quan đến điều gì đó buồn bã. Trẻ cũng có thể ngắm mình trong gương khi đang thực tập cảm xúc để có thể thấy được cảm xúc như thế nào.
Trẻ có thể tỏ ra biết được cảm xúc của người khác và có thể an ủi người khác bằng cách ôm hay mang đồ chơi ưa thích của mình cho bạn. Đôi khi trẻ cũng có thể đồng cảm với những người khác, nhưng chỉ đồng cảm khi chính trẻ hiện không có tâm trạng nặng nề.
Trẻ sẽ thường sử dụng trò chơi của mình để thực hành các sự kiện về đời sống thực tế mà trẻ đã trải nghiệm, giống như sẽ đi đến bác sĩ hoặc cửa hàng tạp hóa.  Trò chơi này giúp trẻ hiểu được sự kiện và đem đến cho trẻ một ý thức hiểu biết và dự đoán về cuộc đời của trẻ.

Trẻ sẽ học hỏi gì về những người khác và các mối quan hệ?

Con 36-tháng tuổi của quý vị đã phát triển một số kỹ năng trong khi chơi đùa với các trẻ khác. Thỉnh thoảng, trẻ sẽ chơi đùa bên cạnh trẻ khác, bằng cách sử dụng cùng các loại đồ chơi, nhưng mỗi trẻ đều chơi trò chơi của riêng chúng. Những lúc khác, trẻ sẽ tương tác, nói chuyện và chơi đùa với những người khác. Trẻ thích “giả bộ” chơi đùa và có thể giả bộ rằng trẻ là một chú chó hoặc em bé và có thể đưa ra các hướng dẫn đơn giản cho bạn bè của trẻ, “Bây giờ anh đi ngủ nè, em bé.” Trẻ sẽ bắt chước bạn bè cũng như người lớn để học tập các hành vi và kỹ năng mới.  Thỉnh thoảng trẻ có thể bao gồm các ý tưởng của trẻ khác khi chơi đùa và chia sẻ đồ chơi, nhưng vẫn còn có thể sử dụng từ, “của mình,” thường xuyên.  Trẻ thường vui hưởng thời gian với bạn bè và có thể yêu cầu gặp gỡ với họ.
Trẻ có thể tham gia các công việc dọn dẹp đơn giản hàng ngày, đặc biệt nếu người lớn sẽ làm việc cùng với trẻ.
Nếu từng có kinh nghiệm ở nhà trẻ, trẻ thường có thái độ đúng mực với việc bị bỏ rơi. Một số trẻ có thể vẫn khóc trong vài phút khi cha/mẹ bỏ đi, nhưng sẽ sớm tham gia trò chơi.

Đây là một gợi ý để hỗ trợ con quý vị học hỏi về bản thân như một con người, học hỏi về những người khác và học về cảm xúc của mình:

Học hỏi về bản thân như một con người

  • Khuyến khích trẻ làm cho bản thân mình nhiều bao nhiêu tùy thích. Các trẻ nhỏ thích tham gia, học tập các kỹ năng mới và cảm thấy như chúng đang giúp đỡ.  Trẻ có thể.Có thể phải mất thêm thời gian để trẻ tự làm những việc này, nhưng kiểu mất thời gian như vậy đối với trẻ lại khiến trẻ biết là quý vị nghĩ là trẻ có khả năng và tạo cho trẻ thực hành các kỹ năng mới của mình.
    • Tự mặc quần áo và cởi quần áo, tự phục vụ và tự ăn, đổ nước của riêng trẻ từ một bình nước nhỏ sang ly của trẻ, giúp rửa rau quả, giúp dọn bàn, dọn đồ chơi hoặc giúp rửa cửa sổ.
  • Khi trẻ nói, “không,” hoặc sẽ không làm những gì quý vị muốn trẻ làm, hãy nhớ rằng trẻ đang tập luyện để trở thành con người của riêng trẻ.
    • Ngay cả khi quý vị cần ngăn chặn trẻ lại hoặc thiết lập một giới hạn cho trẻ, quý vị có thể cho trẻ biết quý vị hiểu rằng trẻ có một ý tưởng hay.
    • “Mẹ sẽ ngăn chặn không cho con kéo đuôi mèo.” (giới hạn)
    • “Con có thể tự đi xuống hoặc mẹ sẽ giúp con xuống được không?” (chọn lựa diễn ý)
    • “Có có thích leo trèo hay con đang cố lấy một quyển sách vậy?” (nhận biết ý tưởng hay của trẻ)
    • “Kệ sách này không có chắc và có thể ngã xuống nếu con trèo lên.” (cho trẻ thông tin)
    • “Nếu con muốn trèo, chúng ta hãy thử vật dụng trèo ở bên ngoài nhé. Nếu con muốn có một quyển sách, mẹ có thể giúp con lấy xuống nhé.” (đưa ra các chọn lựa và cách khác để diễn đạt ý tưởng của trẻ)

Học hỏi về các cảm xúc của riêng mình

  • Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình bằng cách đề nghị đặt tên cho chúng.
    • “Có vẻ như con đang cảm thấy buồn.”
    • “Có thể là nản lòng khi con đang đi giầy mà bị kẹt không xỏ vào được”.
    • “Mẹ có thể thấy con hào hứng như thế nào khi đi đến công viên.”
  • Giúp trẻ biết những gì tạo nên cảm xúc.
    • “Con ngã xuống. Mẹ không biết con có bị đau và hơi hoảng sợ hay không.”
    • “Khi con nói tạm biệt với mẹ, đôi khi con cảm thấy buồn.”
    • “Trông con có vẻ rất vui khi con đang chơi đùa với anh con.”
  • Hỏi trẻ về cảm xúc.
    • “Bây giờ con cảm thấy như thế rồi?”
    • “Hãy nhìn cậu bé trong quyển sách này. Con nghĩ cậu bé đang cảm nhận như thế nào?”
  • Giúp trẻ tìm kiếm những cách an toàn để diễn đạt cảm xúc của mình
    • “Nếu con đang bực bội, con có thể nói cho bạn con biết, ‘Mình đang bực bội nè.’”
    • “Nếu con đang bực bội và muốn đánh vào một vật gì đó, con có thể đánh vào cái gối này nhé.”
  • Quý vị có thể sử dụng các quyển sách nói về cảm xúc hoặc hình ảnh biểu hiện cảm xúc để gọi tên và nói chuyện về cảm xúc của các trẻ.
  • Cho gắn một chiếc gương ngang tầm của con quý vị. Trẻ có thể thích ngắm khuôn mặt mình khi đang có tâm trạng nào đó hay khi đang tập biểu hiện các cảm xúc khác nhau.
  • Khi con quý vị sợ hãi, hãy ở gần và dỗ dành. Đôi khi con quý vị không muốn được thoát khỏi hoàn cảnh sợ hãi, mà chỉ muốn quý vị ở đó để giúp đỡ mình. Nếu trẻ sợ chú chó thân thiết của người hàng xóm, quý vị có thể ngồi xuống cạnh trẻ, ôm trẻ và nói chuyện về con chó. Thường thì việc hiện diện của quý vị và một số thông tin và sự tương tác an toàn sẽ giúp trẻ bớt sợ hơn. Nếu trẻ muốn bỏ đi, hãy nhận lấy các manh mối của quý vị từ trẻ. Đôi khi chụp hình những sự vật đáng sợ và để cho con quý vị cầm và nói chuyện về tấm ảnh sẽ giúp trẻ hết sợ.
  • Cho trẻ biết rằng tất cả cảm xúc của trẻ đều lành mạnh và quý vị sẽ lắng nghe hoặc thừa nhận cảm xúc của mình.Việc này cho phép trẻ tin tưởng quý vị bằng cảm xúc của trẻ và không còn cảm thấy như trẻ che dấu cảm xúc của trẻ với quý vị nữa.

Học hỏi về những người khác

  • Dành thời gian trong các tình huống mới để giúp con quý vị thích hợp với người mới. Nếu định nhờ một người bạn của gia đình trông coi trẻ khi quý vị vắng nhà, hãy mời cô ta đến ở nhà quý vị cả ngày hôm trước hay vài tiếng đồng hồ để thăm và chơi với trẻ trước khi quý vị vắng nhà. Càng thân thuộc với người mới, trẻ càng thoải mái khi quý vị rời nhà.
  • Khi con quý vị bắt đầu được gởi giữ, hãy bảo đảm trẻ phải có thời gian để nhận biết người chăm sóc và môi trường mới.
    • Đến thăm và ở lại với trẻ vài đôi lần để trẻ có thể kiểm tra cùng với quý vị khi trẻ đang khám phá môi trường mới.
    • Tự nhận biết người chăm sóc mới để quý vị tự tin khi để con mình lại với họ.
    • Trước hết hãy tập xa con trong những khoảng thời gian ngắn hơn, để trẻ biết rằng dù sao quý vị cũng sẽ trở về.
  • Tạo các cơ hội cho trẻ để chơi đùa với các trẻ khác (ở công viên, với những người hàng xóm hoặc gia đình, trong các lớp học giữ trẻ hoặc dành cho cha mẹ/con cái).
    • Nhớ rằng khi ham thích chơi đùa với những đứa trẻ khác, không phải lúc nào trẻ cũng biết cách chơi đùa với chúng, và có thể còn có sự xung đột về đồ chơi hay sự lưỡng lự tham gia trò chơi.
    • Việc chia sẻ có thể khó khăn ở độ tuổi này. Việc chơi đùa ở những khu vực công cộng như công viên, bãi biển hay sân chơi có thể giảm bớt được một số xung đột về đồ chơi. Chơi cát và nước bằng một vài cái xẻng và xô đựng có thể đem lại các cơ hội chơi vui với bạn bè.
    • Giám sát trẻ chặt chẽ ở độ tuổi này khi trẻ đang chơi đùa với các trẻ khác. Trẻ có thể cần giúp diễn đạt các ý tưởng và cảm xúc của mình và lắng nghe các ý tưởng của những người khác.

SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ ĐỌC VIẾT

18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG (3 tuổi)

Trẻ học ngôn ngữ như thế nào?

Tổng quan về Ngôn ngữ và Khả năng đọc viết

Trẻ em sinh ra đã sẵn sàng để giao tiếp và học ngôn ngữ. Lắng nghe ngôn ngữ được sử dụng trong gia đình, trẻ em sớm bắt đầu phân biệt được những âm thanh quen thuộc và xây dựng vốn từ vựng gồm những từ mà trẻ hiểu được, ngay cả trước khi trẻ biết nói. Khả năng hiểu ngôn ngữ của của trẻ được gọi là “ngôn ngữ tiếp thu.”
Ban đầu, trẻ nhỏ giao tiếp thông qua việc tạo ra âm thanh, ví dụ như khóc, và thông qua cử chỉ. Khi đến tuổi chập chững biết đi, trẻ bắt đầu sử dụng một vài từ quen thuộc, và đến khoảng 4 đến 5 tuổi, trẻ có vốn từ vựng phong phú và tuân thủ các quy tắc ngữ pháp khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Khả năng trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói ra suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc được gọi là “ngôn ngữ biểu đạt.”
Khi trẻ em học ngôn ngữ nói, chúng cũng học ngôn ngữ viết, thông qua những cuốn sách, biển hiệu, và ghi chú. Trước khi biết đọc, trẻ em học được rằng chữ in tương ứng với các từ và trước khi biết viết, trẻ em học cách vẽ các dấu hiệu và tranh. Khi lên 5 tuổi, trẻ hiểu rằng các chữ cái ghép lại thành từ và các từ có thể ghép thành những câu chuyện mà trẻ sẽ học đọc. Nhiều trẻ 5 tuổi còn có thể đọc và viết tên của mình.

Sự phát triển Ngôn ngữ và Đọc viết

Giới thiệu

Con quý vị học ngôn ngữ như thế nào?

  • Trong năm thứ ba sau khi chào đời, đa số các trẻ đều có thể truyền đạt các nhu cầu của mình thật rõ ràng bằng ngôn ngữ qua các câu đơn giản và cách phát âm rõ ràng hơn.  Chúng sẽ học từ vựng rất nhanh và mau chóng sử dụng các từ mới mà chúng nghe quý vị nói. Chúng có thể sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện về những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì chúng muốn làm. Bằng lời nói rõ ràng hơn, các trẻ có những cuộc đàm thoại với bạn bè và những người ngoài gia đình của chúng.
  • Các cuộc đàm thoại có thể giống như:
    • Trẻ: Con thích đi công viên.  Có nhớ là chúng ta đã thấy một con chó ở công viên không?
    • Cha/mẹ: Có, con chó đó đã đi theo con khắp nơi còn liếm tay con nữa.
    • Trẻ: Nó đã liếm tay con.  Chúng ta có thể trở lại công viên để xem con chó không?
  • Nhiều điều mà quý vị đã làm với con quý vị sẽ giúp trẻ học nói. Các thành viên gia đình nói chuyện về những gì đang xảy ra tức thì với trẻ một cách tự nhiên. Việc này giúp các trẻ liên kết các từ với các đồ vật và trải nghiệm mà chúng đang có.

Quá Trình Phát Triển Song Ngữ

Các trẻ thuộc các gia đình dùng song ngữ hay không dùng tiếng Anh học ngôn ngữ như thế nào?

  • Các trẻ nhỏ rất khéo léo trong việc học ngôn ngữ và có khả năng học hai hay nhiều ngôn ngữ thậm chí trước khi chúng bắt đầu đi học.
  • Các gia đình nói một ngôn ngữ ở nhà không phải là tiếng Anh có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình làm ngôn ngữ chính với các trẻ. Việc học tiếng mẹ đẻ giúp các trẻ cảm thấy kết nối với gia đình và văn hóa của mình. Chúng có thể học tiếng Anh đồng thời nếu gia đình dùng song ngữ hoặc chúng có thể học tiếng Anh khi bắt đầu đi nhà trẻ hay đi học.
  • Các gia đình hỗ trợ việc học ngôn ngữ bằng cách nói chuyện, đọc sách và hát cho các con mình bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này các trẻ học được nhiều kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp cho trẻ khi bắt đầu học tiếng Anh.
  • Kiểm tra thư viện sách bằng tiếng mẹ đẻ ở địa phương của quý vị.
  • Các trẻ có cơ hội nói song ngữ ở độ tuổi đầu đời này sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng hai ngôn ngữ trong suốt cuộc đời mình.

Ngôn Ngữ Tiếp Thu

Con quý vị hiểu được gì?

“Ngôn ngữ tiếp thu” ám chỉ tất cả những từ mà các trẻ nghe và hiểu. Các trẻ hiểu được nhiều từ hơn so với số từ có thể nói được.

  • Lắng nghe những gì quý vị nói với các trẻ là giúp chúng học được các từ và xây dựng từ vựng của chúng.
  • Các trẻ lắng nghe những từ được nói ra trực tiếp với chúng cũng như các cuộc đàm thoại đang xảy ra chung quanh mình.
  • Chúng cũng chú ý đến âm điệu của ngôn ngữ và hiểu ý nghĩa của âm điệu cũng như các từ. Ví dụ: các trẻ có thể chú ý khi giọng nói của quý vị hào hứng, trìu mến, thất vọng hoặc sợ hãi và cuối cùng sẽ học được cách sử dụng âm điệu trong các cuộc đàm thoại của riêng mình.
  • Các trẻ nhỏ có thể hiểu được những yêu cầu gồm 2 bước.  “Con có thể lấy cái mền đắp cho em bé không?” “Con làm ơn để tô của con vào máy rửa chén rồi lau mặt nhé”.
  • Nhiều điều mà quý vị đã làm với con quý vị sẽ giúp trẻ học nói. Các thành viên gia đình nói chuyện về những gì đang xảy ra tức thì với các trẻ một cách tự nhiên, những gì đã xảy ra trong quá khứ và các sự việc sẽ sớm xảy ra. Việc này giúp các trẻ liên kết các từ với các đồ vật và trải nghiệm mà chúng đang có.

Ngôn Ngữ Diễn Đạt

Truyền đạt: Nói và đọc

“Ngôn ngữ diễn đạt” bao gồm tất cả các âm thanh và lời nói mà trẻ tạo ra.

  • Các Trẻ nhỏ có nhiều từ để truyền đạt cảm giác, nhu cầu và ý tưởng của mình và có thể được bạn bè và những người ngoài gia đình của chúng hiểu.
  • Chúng đã bắt đầu học các quy tắc về lời nói, nhưng vẫn còn mắc một số lỗi. Ví dụ: “Ông ấy đã đi đến cửa hàng”. “Có hai người đàn ông trong xe hơi”.
  • Các Trẻ nhỏ tham gia các cuộc đàm thoại ngắn và có thể nói chuyện về quá khứ và tương lai.
  • Các Trẻ nhỏ sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi đùa để chia sẻ ý tưởng của mình, “em bé đi ngủ đi”, “Nè ba, con đã làm bánh bao cho bữa cơm chiều”.
  • Các Trẻ nhỏ quan tâm đến sách. Chúng thích thú dành thời gian đọc sách cùng với quý vị hay ngồi giở các trang sách và kể các phần câu truyện theo trí nhớ của mình. Chúng cũng có thể giả bộ đọc sách cho búp bê hay thú nhồi bông nghe.
  • Chúng quan sát quý vị khi đọc và dõi theo các hình ảnh bằng mắt của mình, chỉ các hình ảnh, giở các trang sách và gọi tên một số đồ vật trong sách và đôi khi có thể kể cho quý vị nghe những gì sắp xảy ra tiếp theo.
  • Các Trẻ nhỏ thích ca hát và thường biết được các đoạn bài hát nào mà chúng đang hát trong khi đang chơi đùa.

Đây là một số gợi ý để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ và sự quan tâm đến việc đọc sách của con quý vị:

  • Nói cho con quý vị biết quý vị sắp làm gì:Con quý vị có nhiều khả năng học ngôn ngữ hơn khi nó liên quan đến điều gì mà trẻ đang trải nghiệm.
    •  “Mẹ sẽ cất mấy quyển sách này lên kệ nhé. Con có thể đưa mấy quyển sách đó cho mẹ được không?”
    • “Mẹ sắp đi giầy rồi.  Con có thể tìm giầy cho mẹ được không?”
    • “Mẹ đã làm món rau trộn cho bữa trưa.  Con cắt dưa leo và cà chua để bỏ vào món rau trộn nhé”.
  • Khi con quý vị tỏ ra quan tâm đến điều gì, hãy cung cấp từ để mô tả những gì mà trẻ quan tâm. Con quý vị quan tâm nhiều hơn đến các từ mô tả sự quan tâm của trẻ.
    • “Con đang nhìn xe đổ rác à.  Thế con có thể thấy bộ phận nâng mấy thùng rác lên không?”
    • “Con vừa nhìn lên trời.  Con có nghe thấy tiếng máy bay bay qua không?  Tiếng máy bay nhỏ dần. Bây giờ chắc nó bay xa lắm rồi …”
    • “Mọi lần chúng ta đọc quyển sách này, con hãy giở đúng trang có hình con sâu bướm xem.  Đó phải là trang con thích.  Thế con thích điều gì ở con sâu bướm?”
  • Nói về những gì con quý vị đang làm. Điều này giống việc “chỉ và nói”. Đồng thời khi con quý vị đang trải nghiệm điều gì, trẻ cũng đang học các từ để nói về điều đó.
    • “Con đã đẩy xe lên đồi rồi để nó tự chạy.  Nó đã tự chạy xuống rồi đó”.
    •  “Con đang dùng cạnh của ngòi viết chì trên giấy.  Xem này, dấu viết chì thật là to”.
  • Nói về những gì quý vị đang làm. Điều này giống việc “chỉ và nói”. Đồng thời khi con quý vị đang trải nghiệm điều gì, trẻ cũng đang học các từ để nói về điều đó.
    • “Mẹ đang gửi email cho ngoại để ngoại biết mình sẽ đón ngoại tại trạm xe buýt”.
    • “Mẹ đang bỏ thêm quần áo vào ba lô cho con để nếu cần con có đồ thay ở trường”.
    • “Mẹ hôn con 5 cái.  Nào ta cùng đếm nhé”.
  • Sử dụng nhiều từ mô tả. Đây là cách mà trẻ xây dựng từ vựng
    • “Cái mền con ưa thích có màu lục, màu lam và xù lông khắp mọi nơi”.
    • “Có quá nhiều rau củ trong cơm của con.  Rau củ bổ dưỡng lắm.  Chúng sẽ giúp con tăng trưởng, mạnh mẽ và khỏe mạnh”.
  • Nói về chuyện tương lai gần. Điều này đem lại cho các trẻ cơ hội tạo lập một hình ảnh trí tuệ về những gì sắp xảy ra trước khi nó thực sự xảy ra.
    •  “Sắp đến lúc con đi giầy, mặc áo khoác và đội nón để mình còn kịp đón xe buýt”.
    • “Sau khi hết chương trình này, chúng ta sẽ lấy xe đẩy để đến cửa hàng và mua thức ăn cho bữa cơm chiều”.
    • “Sáng mai, chúng ta sẽ dậy sớm để làm bánh nướng nhỏ cho ngày sinh nhật của chị con”.
  • Nói về chuyện vừa xảy ra. Điều này đem lại cho các trẻ cơ hội phát triển một hình ảnh trí tuệmột ký ức về những gì đã xảy ra.
    • “Khi Nana ở đây, chị đã đọc quyển sách con ưa thích và dạy cho con một bài hát mới.  Con có nhớ bài hát đó không?”
    • “Sáng nay, khi mẹ chào tạm biệt con ở trường con đã khóc một chút và sau đó cô giáo đã kể cho mẹ nghe rằng con đã chơi trò làm bột bánh”.
    • “Tuần rồi, con đã đến chơi ở nhà bạn con, nhà Tori đó.  Bạn sẽ tới nhà mình chơi chiều nay”.
  • Có sẵn sách cho con quý vị. Cung cấp sách cho con của quý vị sẽ dạy cho trẻ biết quý vị yêu quý sách và việc đọc sách.
    • Việc đến thư viện đem lại cơ hội bát phố thú vị và đem lại cho quý vị một bộ sưu tập sách để chia sẻ với con mình.
  • Đọc sách cho con quý vị nghe. Các trải nghiệm “đọc sách” đầu tiên này giúp các trẻ biết rằng sách có các câu truyện, từ, và thông tin cho chúng.
    • Dành thời gian của quý vị để đọc sách. Thường các trẻ có các câu hỏi hay ý tưởng mà chúng muốn nói chuyện trong khi đang đọc truyện.
    • Hỏi con quý vị các câu hỏi về câu truyện. Con nghĩ xem sắp xảy ra điều gì nào?  Con đã thích nhất phần nào của câu chuyện?
    • Quý vị cũng có thể chỉ cho con quý vị thấy tựa đề sách ở đâu và cho chúng biết tên của người đã viết quyển sách.
    • Trải nghiệm đầu đời này về các quyển sách có thể khởi đầu cho việc yêu thích đọc sách cho các con của chúng ta.
  • Nói về các hình ảnh và sách với con quý vị:. Học hỏi về các hình ảnh tượng trưng cho đồ vật là bước đầu để biết rằng chữ cũng có thể tượng trưng cho đồ vật.
    • “Mẹ thấy các ngôi sao trên trời.  Con thấy gì nào?
    • “Con chú ý điều gì trong hình này?” (Khi con quý vị chỉ, quý vị có thể gọi tên những gì trẻ đang chỉ, nếu chúng không chỉ).
  • Chia sẻ các hình ảnh với con quý vị và cũng nói chuyện về các hình ảnh:
    • “Đây là ảnh của bà của con và dì của con”.
    • “Đây là hình ảnh khi con còn là em bé đấy! Bây giờ con lớn hơn nhiều quá rồi.”
  • Quý vị có thể làm các quyển sách đơn giản cho con mình bằng các ảnh chụp người và đồ vật mà trẻ yêu thích. Các quyển sách này giúp trẻ thấy rằng sách có thể tượng trưng cho những điều trẻ biết.
    • Quý vị có thể dán các ảnh chụp lên giấy, viết các từ cho câu chuyện của mình rồi bấm, cột hay dán bằng băng keo các trang với nhau.
    • Các câu chuyện không được dài dòng. Chỉ chừng vài trang. “Dhruv thích dựng các hình khối. Trẻ bắt đầu xếp chồng một vài hình khối lên nhau. Chẳng mấy chốc trẻ sẽ có một tòa tháp cao. Đôi khi nó cũng đổ xuống và trẻ bắt đầu dựng lại.”
  • Trở lại đầu trang
  • Trở lại phần lựa chọn độ tuổi

CẢM NHẬN SỐ

18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG (3 tuổi)

Trẻ học về số như thế nào?

Tổng quan về Cảm nhận Số

Trẻ nhỏ khám phá và bắt đầu thực hành các kỹ năng cần thiết để làm toán từ lâu trước khi trẻ bước vào tiểu học. Trong những năm đầu đời, trẻ học đếm, nhận biết các khối và hình, so sánh kích thước và số lượng, và nhận biết sự tương đồng và khác biệt. Trẻ em phát triển kỹ năng thông qua việc tự khám phá, chơi với các chất liệu và thông qua tương tác đơn giản với người lớn. Những tương tác hàng ngày như người lớn đếm ngón tay và ngón chân, đưa ra hai miếng chuối, xếp những chiếc tất xanh và trắng vào các chồng khác nhau giúp trẻ em phát triển kỹ năng toán học. Trẻ em bắt đầu nói về số lượng của đồ vật bằng cách dùng những từ như “nhiều hơn” và “to hơn.”

Khi trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu hoc đếm một vài số. Trẻ cũng xây dựng sự hiểu biết về số thông qua các hoạt động như xếp đĩa và cốc lên bàn. Chúng bắt đầu nhận thức được việc người lớn sử dụng kỹ năng đếm trong cuộc sống hàng ngày như thế nào và hoc cách sử dụng các số bằng cách bắt chước người lớn. Suốt những năm đầu đời, hầu hết trẻ em quan tâm đến các số một cách tự nhiên. Các hoạt động vui chơi liên quan đến các số củng cố mối quan tâm tự nhiên của trẻ và khuyến khích chúng học hỏi nhiều hơn về các khái niệm toán học.

Cảm nhận số

Giới thiệu

Các trẻ nhỏ biết gì về các con số?

Các trẻ nhỏ bắt đầu thực hành các kỹ năng cần thiết cho số học và toán học rất nhiều trước khi chúng bước vào trường tiểu học. Hầu hết các kỹ năng này được phát triển qua trò chơi tự bắt đầu làm quen với nguyên vật liệu của chúng và qua các tương tác đơn giản với người lớn.

  • Các trẻ nhỏ bắt đầu biết các kỹ năng đếm qua các tương tác hàng ngày chẳng hạn như dọn đĩa lên bàn, đếm các ngón tay của mình để nói cho quý vị biết chúng bao nhiêu tuổi, đếm số bánh quy trên đĩa.
  • Các trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi sẽ bắt đầu đếm các đồ vật.  Các trẻ thường hay học cách nói 1-2-3-4-5 (thỉnh thoảng đặt các con số theo thứ tự khác nhau) trước khi chúng biết rằng mỗi con số tượng trưng cho một vật nào đó Các trẻ có thể đếm các phần bông cải xanh của mình đến 3 hoặc 4, nhưng chúng có thể đếm cùng một phần hai lần hoặc thiếu một phần. Chúng vẫn biết được trình tự các con số và có thể thiếu một số, ví dụ: “1-2-4.”
  • Các trẻ có thể giơ hai ngón tay lên để cho quý vị thấy chúng bao nhiêu tuổi và các trẻ có thể đưa cho quý vị hai khăn giấy khi quý vị hỏi chúng.
  • Các trẻ đang bắt đầu sử dụng ít nhiều các thuật ngữ . Khi quý vị hỏi xem chúng muốn ít hay nhiều sữa chua, chúng có thể chọn lựa.
  • Chúng cũng có thể sử dụng các ngón tay của mình để đếm.

Các gợi ý cho gia đình giúp trẻ hiểu biết con số:

Nhiều việc mà gia đình cùng làm với các trẻ một cách tự nhiên sẽ giúp chúng phát triển các kỹ năng toán học và con số của chúng. Có nhiều cơ hội trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà người lớn sẽ đếm các đồ vật và các trẻ sẽ thực hành con số trong khi chơi đùa. Đây là một số gợi ý về những việc mà gia đình có thể thực hiện:

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG (3 tuổi)

Trẻ trở nên khéo léo hơn khi vận động thân thể như thế nào?

Giới Thiệu Về Quá Trình Phát Triển Thể Chất

  • Quá trình phát triển thể chất và hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng về sức khỏe trong suốt đời sống của một trẻ. Nói riêng, hoạt động thể chất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, và béo phì. Việc đó cũng góp phần vào sức khỏe tâm thần, sự hạnh phúc và tình trạng khỏe mạnh về thể chất.
  • Các kỹ năng vận động thể chất là cơ sở cho các kiểu học tập khác và tạo cơ hội cho các trẻ giao tiếp với những người khác, để khám phá, học tập, và chơi đùa.
  • Hoạt động thể chất chuẩn bị cho các trẻ các hoạt động trong cuộc sống sau này kể cả các hoạt động thể dục, thể thao có tổ chức, và giải trí.
  • Các trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo sẵn sàng phát triển và rất năng động để học tập các kỹ năng vận động mới. Thời gian theo học mẫu giáo là thời cơ cho các trẻ nhỏ học tập các kỹ năng vận động cơ bản. Nếu không học tập các kỹ năng đó trong thời gian theo học mẫu giáo, các trẻ có thể gặp khó khăn học tập các kỹ năng đó sau này, và khả năng tham gia của chúng vào các hoạt động thể chất có thể bị ảnh hưởng dài hạn.
  • Trong suốt những năm học mẫu giáo, các trẻ phát triển các kỹ năng vận động quan trọng. Các kỹ năng đó được dựa vào quá trình phát triển thể chất đã xảy ra cho các trẻ ở thời kỳ sơ sinh và mới biết đi.
  • Hiện chúng ta biết được các trẻ học tập ở mức độ nào thông qua hoạt động thể chất ngoài trời trong thế giới tự nhiên. Điều quan trọng là người lớn phải giúp các trẻ có các cơ hội vui chơi loại này, vì nhiều trẻ đã dành phần lớn thời gian của chúng ngồi trước máy truyền hình hoặc màn hình máy vi tính thay vì tham gia hoạt động thể chất.
  • Càng trải nghiệm hoạt động thể chất đang có, các trẻ càng tự tin phát triển và càng quyết tâm thử nghiệm các sự việc mới và phát triển các kỹ năng mới. Các trẻ dành nhiều thời gian xem máy truyền hình hoặc máy vi tính có thể ít quyết tâm thử nghiệm các thử thách thể chất mới và có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển các kỹ năng thể chất quan trọng.
  • Việc nghiên cứu nêu bật các lợi ích trải nghiệm của bản chất dành cho các trẻ và cho thấy các trẻ thích dành thời gian trong môi trường tự nhiên hơn. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng sự tiếp nhận không gian xanh, ngoài trời sẽ cải thiện các kỹ năng suy tư của các trẻ và tình trạng khỏe mạnh và các mối quan hệ của chúng.

Sự phát triển Thể chất

Giới Thiệu

Quá trình phát triển thể chất dành cho các trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bao gồm các kỹ năng học tập chẳng hạn như lật, ngồi, bò, đi và chạy. Qua các khả năng này, các trẻ có thể nhìn và tương tác với môi trường xung quanh chúng bằng nhiều cách khác nhau. Quá trình phát triển thể chất của các trẻ liên quan đến sự tăng trưởng của chúng trong tất cả phạm vi khác. Khi trẻ cố gắng đứng lên, trẻ có thể nhìn thấy mặt bàn và các cơ hội mới để khám phá các tạp chí và tách chén trên bàn mở ra. Khi một trẻ sơ sinh bắt đầu đẩy xe đẩy, trẻ bắt đầu biết được các ý tưởng mới như vận động. Khi trẻ đẩy xe đẩy đi qua một bạn khác đang đẩy một em bé trong xe đẩy, trẻ cũng mở rộng các kỹ năng xã hội của mình.

Vào lúc các trẻ được 36 tháng tuổi, chúng đã thực hiện nhiều hoạt động thể chất bao gồm chạy, leo, nhảy, ném, đá, quay, mang và đạp. Các trẻ đang làm tất cả công việc này bằng kỹ năng và sự phối hợp nào đó và có thể tổng hợp được một số kỹ năng nào đó, ví dụ: chúng có thể vừa chạy vừa mang theo đồ vật gì đó, có thể vừa trèo vừa nhảy, và có thể nhảy nhót-đung đưa tay, chân và toàn bộ thân người của chúng.

Trong những tháng gần 36 tháng tuổi, quý vị có thể nhìn thấy các trẻ mới biết đi:

  • Nhảy khỏi bậc cấp cuối
  • Nhảy về phía trước một vài inch
  • Đá bóng
  • Bắt bóng bằng hai tay
  • Đi lên hoặc xuống cầu thang bằng cách bước cả hai chân trên mỗi bậc, mà không cần nắm chặt
  • Đi bằng ngón chân
  • Cưỡi trên đồ chơi cưỡi leo mà không có bàn đạp

Một số điều quý vị có thể nhìn thấy một trẻ 36 tháng tuổi làm bao gồm:

  • Đi và chạy, đi nhanh hơn và chậm hơn và quay lại
  • Ném và đá bóng (không nhiều kỹ năng)
  • Đạp xe ba bánh
  • Leo lên các thang và khung chơi leo trèo
  • Đi lên cầu thang, đặt chân vào mỗi bậc, không cần nắm chặt rào chắn
  • Đi lùi
  • Nhảy lên bằng cả hai chân
  • Bắt bóng

Các gợi ý cho gia đình để hỗ trợ quá trình phát triển thể chất của trẻ mới biết đi:

  • Các trẻ mới biết đi cần có nhiều cơ hội để đi, chạy, leo, nhảy và ném. Chúng thích mang theo những đồ vật nặng và dựng các hình khối và vật liệu tự nhiên khác.
  • Các trẻ bắt đầu biết đi thích đẩy các đồ vật, bao gồm các hộp, xe đẩy và xe mua hàng nhỏ.
  • Các trẻ mới biết đi thích xây dựng, xếp thành đống các đồ vật (và dở chúng xuống). Các trẻ sẽ thực hiện điều này bằng hầu như bất kỳ đồ vật nào mà chúng có thể tìm thấy–ống lon, hộp trong tủ chén, cây que và lá cây ở ngoài trời, các mẩu gỗ vụn ở cửa hàng cây ván, hay các bộ hình khối xây dựng.Khi trẻ chập chững biết đi làm rơi đồ vật, chất thành đống và cố dựng đồ vật lên, chúng đang học về trọng lực.
  • Các trẻ mới biết đi cũng thích leo trèo, và một số trẻ sẽ leo lên bất kỳ đồ vật nào chúng có thể tìm thấy (ghế, bàn, kệ, giường, ghế dài). Quyết định những gì là an toàn cho con quý vị khi leo trèo và nhắc nhở trẻ về việc leo lên các đồ vật đó khi chúng bắt đầu leo lên những đồ vật khác.Việc leo trèo cho trẻ cơ hội phát triển thể lực, sự thăng bằng và phối hợp.
    • Quý vị cũng có thể sử dụng nệm, gối và bục thấp cho các trẻ thực hành việc leo lên trèo xuống của chúng.
    • Các sân chơi ngoài trời tạo cơ hội leo trèo cho các trẻ nhỏ, khi leo trong các khu vực tự nhiên có gỗ mới đốn hạ, đá cuội và đồi núi. Quý vị và con quý vị có thể khám phá khu phố của mình về những chỗ leo trèo thích hợp.
    • Đôi khi các trẻ sẽ bị té khi leo trèo, và đa số thời gian chúng đuổi bắt nhau và chỉ bị các vết trầy xước nhỏ. Các cú té đơn giản này cũng chính là cách học tập của trẻ. Các trẻ thường muốn trở lại điểm cũ để trèo lại và sẽ thành công vì những gì mà chúng đã học được từ lần trước. Khi con quý vị bắt đầu leo trèo, điều quan trọng là quý vị phải nhìn xung quanh khu vực đó để xem nơi đó có là môi trường an toàn hay không.
  • Các trẻ mới biết đi thích thử các kỹ năng mới bên ngoài cũng như bên trong của chúng. Ngay cả những buổi đi bộ rất ngắn ngoài trời cũng khiến trẻ có cơ hội đi, chạy và nhảy thử trên những mặt nền mới, và theo dõi những chú chim và trải nghiệm những gì mà cộng đồng đem lại.
  • Các trẻ ở độ tuổi này cũng thích ném. Quý vị có thể đưa ra nhiều loại bóng mềm khác nhau mà chúng có thể ném và ngay cả có thể dùng vớ hoặc cuộn len làm thành các quả bóng mềm.
  • Các trẻ cũng thích mang các đồ vật, giỏ hoặc ví rất nhỏ có tay cầm mà chúng có thể sử dụng để đựng đầy và đem theo– các chai nước tái chế, hoặc các vật khác mà chúng tìm thấy. Các trẻ thích trút đổ không thua gì việc chất đầy, nên chúng có thể lật úp cái thùng vừa được chúng chất đầy xong. Các trẻ bị hấp dẫn vì cách chuyển động của đồ vật hay sự thay đổi của sự vật. Khi tất cả đồ vật đều ở trong giỏ, chúng trông thật ngăn nắp.  Khi được đổ ra sàn, chúng tràn ra khắp nơi. Các trẻ tự hỏi: “Chúng sẽ thay đổi sự sắp xếp lần nữa nếu mình lại đổ các đồ vật đó vào giỏ không?
  • Các trẻ cũng thích duỗi căng cơ bắp của mình bằng cách mang theo hoặc di chuyển các đồ vật nặng. Một chai hoặc hộp bột giặt được đóng kín sẽ là trò vui cho chúng di chuyển. Các trẻ thích mang theo các ghế nhỏ xung quanh để chúng có thể với lấy một quyển sách ra khỏi kệ. Chúng có thể giúp mang các túi tạp phẩm nhỏ hoặc đẩy giỏ quần áo mới giặt ủi đến bàn để gấp lại.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG (3 tuổi)

Những kỹ năng nào giúp trẻ học tập?

Giới thiệu các Phương pháp Học tập

Trẻ nhỏ phát triển nhiều kỹ năng giúp chúng học tập và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này bao gồm khả năng chú ý, ngay cả khi có những điều gây sao nhãng, để quan sát và đặt câu hỏi, để thu thập thông tin và thăm dò các cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này được gọi là các phương pháp học tập.

Trẻ nhỏ học sử dụng các khái niệm toán học như số, hình khối và kích thước khi giải quyết các vấn đề. –Chúng sử dụng tất cả các giác quan của mình để thu thập thông tin, nhận thấy sự khác biệt và tương đồng, và thường có sự so sánh. Chúng cẩn thận quan sát con người và đồ vật và hình thành những giả thiết và đưa ra những dự báo dựa trên sự quan sát của mình. Trẻ cũng làm những thí nghiệm đơn giản và đánh giá kết quả các thí nghiệm của mình.

Trẻ nhỏ vốn tò mò. Người lớn có thể khuyến khích sự tò mò và sáng kiến của trẻ bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi mở, đáp lại những câu hỏi của trẻ, và cung cấp những loại vật liệu khác nhau để trẻ khám phá. Sự hỗ trợ như vậy giúp củng cố sự tự tin đang ngày càng tăng lên của trẻ trong khi học tập và ham muốn được cố gắng giải quyết các vấn đề khó.

Các phương pháp Học tập

Giới thiệu

Các kỹ năng nào mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sử dụng để giải quyết vấn đề?

Một kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi phát triển là khả năng chú ý đến những điều mà trẻ thấy thích thú, cho dù đang bị phân tâm. Ví dụ: các trẻ sơ sinh nhỏ có thể tiếp xúc bằng mắt với các thành viên gia đình của mình cho dù khi đó đang có tiếng nhạc. Trẻ mới biết đi lớn hơn có thể vẫn tiếp tục xếp một vài hình khối cho dù khi đó có một người nào đó ở gần đang gấp quần áo mới giặt ủi. Khả năng này tập trung vào điều gì đó giúp các trẻ quan sát, thu thập thông tin, xây dựng kinh nghiệm học tập của mình và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề.

  • Đôi khi các trẻ có thể chú ý đến nhiều đồ vật trong một lúc.
  • Chúng có thể nhận thấy mình bỏ quyển sách qua một bên cùng với các thú nhồi bông và quay lại đặt chúng ở chỗ phù hợp.
  • Các trẻ có thể tìm kiếm và tìm thấy quyển sách ưa thích và nhờ một thành viên gia đình đọc cho trẻ nghe.
  • Chúng có thể vừa nhìn vào giỏ thú nhồi bông vừa nói với quý vị rằng chúng đang cố tìm con mèo con.

Trong những tháng gần 36 tháng tuổi:

  • Các trẻ có thể chơi các món đồ chơi trong vài phút trước khi chuyển qua một hoạt động khác.
  • Chúng có thể ngồi với các thành viên gia đình để cùng đọc sách với nhau.

Các gợi ý cho gia đình để giúp các trẻ tập trung chú ý: