Thông tin về độ tuổi của trẻ

48 tháng (4 tuổi) đến 60 tháng (5 tuổi)

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI – CẢM XÚC

48 THÁNG (4 tuổi) ĐẾN 60 THÁNG (5 tuổi)

Trẻ tìm hiểu về cảm xúc và các mối quan hệ như thế nào?

Sự phát triển xã hội – cảm xúc Giới thiệu

Cách thức các trẻ suy nghĩ và điều hợp

  • bản thân,
  • cảm xúc và hành vi, và
  • mối quan hệ của mình

…là những gì chúng ta gọi quá trình phát triển xã hội-cảm xúc.

Quá trình phát triển các kỹ năng này rất quan trọng đối với sự thành công của các trẻ trong trường học cũng như là các kỹ năng khác, chẳng hạn như ngôn ngữ và khả năng đọc viết và toán học.

Trong suốt thời gian năm tuổi đầu tiên, các trẻ sẽ học cách…

  • điều hợp hành vi của riêng mình,
  • nhận biết, giải thích và điều hợp cảm xúc của chúng,
  • thông báo và hồi đáp một cách chu đáo các cảm xúc của những người khác,
  • tương tác với bạn bè,
  • trở thành một thành viên của nhóm, hoặc
  • phát triển các mối quan hệ thân mật với người lớn, bao gồm cha/mẹ, các thành viên khác trong gia đình, và giáo viên.

Các trẻ học những kỹ năng xã hội-cảm xúc này trong các mối quan hệ thân mật với người lớn thông qua quá trình giao tiếp qua lại, chia sẻ các trải nghiệm và hướng dẫn chăm sóc. Việc vui chơi cũng chủ yếu giúp đỡ các trẻ học tập những kỹ năng này. Qua việc vui chơi, các trẻ thực hành những kỹ năng xã hội của mình, khám phá cảm xúc, thử các hành vi mới và tiếp nhận phản hồi từ những người khác. Việc vui chơi cho phép các trẻ học nhiều hơn về bản thân và những người khác, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp và tương tác của chúng.

Sự phát triển xã hội – cảm xúc

Giới thiệu

Con tôi sẽ học hỏi những gì về bản thân và cảm xúc của chúng?

  • Trẻ thích cảm thấy “độc lập” nhưng vẫn thích dành thời gian cho cha mẹ và gia đình của trẻ.
  • Con năm tuổi của quý vị đang nhiệt tình tự làm việc. Trẻ có thể từ chối sự giúp đỡ của quý vị, cho dù trẻ đang phải cố gắng và nản lòng.
  • Trẻ đã phát triển nhiều kỹ năng và thích cho quý vị thấy những gì trẻ vừa mới học cách làm.
  • Chúng có nhiều cách để mô tả bản thân và các kỹ năng của mình. “Bây giờ con năm tuổi rồi! Đó là hơn 4 tuổi rồi!” “Con biết hết tên của các hành tinh rồi!” “Con biết trượt ván rồi!” Con không thể làm việc đó khi con còn là em bé nhỏ.”
  • Trẻ có thể bắt đầu tự dọn vệ sinh, đôi khi không cần yêu cầu.
  • Trẻ đã phát triển được một số cách tự trấn tĩnh khi đau buồn, nhưng đôi khi lại cần sự hỗ trợ và an ủi của người lớn để nhắc nhở trẻ các kế hoạch trẻ có thể sử dụng.
  • Trẻ có thể diễn đạt và mô tả các cảm xúc chẳng hạn như buồn, bực bội, thất vọng, bối rối và sợ hãi, có thể giải thích những gì đã gây ra và có thể đòi dỗ dành riêng biệt.
  • Đôi khi trẻ có thể đoán được loại cảm xúc nào sẽ xảy ra trong các tình huống nào đó, “Nếu bạn đó đánh con, con sẽ thấy buồn và muốn nghỉ chơi với bạn đó”.
  • Trẻ cũng có thể mô tả cảm xúc của các trẻ khác và thỉnh thoảng nhận biết lý do chúng cảm nhận cách đó. “Theo đang bực bội vì Laurene phá đổ các hình khối của mình.”
  • Trẻ có thể dỗ dành và thông cảm cho những người khác đôi khi, đặc biệt nếu trẻ đã không trực tiếp liên quan đến xung khắc này.
  • Trẻ sẽ học hỏi gì về những người khác và các mối quan hệ?
  • Tình bạn là quan trọng đối với thành công của các trẻ trong trường học và trong cuộc sống.
  • Khả năng tăng trưởng của chúng để giao tiếp và thương lượng với bạn bè của chúng cho phép chúng chơi đùa trong các khoảng thời gian lâu hơn và tham gia vào các kiểu trò chơi phức tạp hơn. Cùng với bạn bè, các trẻ có thể tưởng tượng rằng chúng đang bay trên con tàu vũ trụ ra ngoài không gian và có thể cùng làm việc với nhau để xây dựng con tàu đặt ngoài các hộp giấy cứng.
  • Các trẻ có thể so sánh bạn bè của chúng với bản thân mình, “Daniel là người  chạy nhanh nhất, nhưng mình có thể xây tòa nhà cao nhất.”
  • Các trẻ có thể đang phát triển quan hệ tình bạn đặc biệt với trẻ nào đó và sử dụng các từ, “bạn tốt.”
  • Các trẻ vẫn còn đang học hỏi xem “tình bạn” có nghĩa là gì và có thể nghĩ rằng liệu mình có thể nổi giận với người nào không còn là bạn mình hay không.
  • Các trẻ có một số kỹ năng để tham gia chơi đùa với các trẻ khác. Các trẻ có thể quan sát một lúc, bắt đầu chơi đùa bên cạnh những người khác hoặc chúng có thể hỏi xem chúng có thể chơi đùa hay không–gợi ý rằng chúng có thể là “cha” trong trò chơi gia đình giả bộ.
  • Các trẻ có một số kỹ năng thương lượng và có thể sử dụng để giải quyết xung đột với bạn bè. Đôi khi trẻ có thể chia sẻ đồ chơi và vật liệu trong khi chơi với các trẻ khác, nhưng vẫn sẽ thương lượng xem “ai được chơi trước” và “một lượt chơi là bao lâu”.
  • Các trẻ có thể hướng dẫn những người khác khi chơi đùa, “Bạn phải là người chăm nom vườn thú, chúng mình sẽ là các động vật,” và có thể thỉnh thoảng được những người khác hướng dẫn. Nhưng cũng có lúc khác các trẻ có thể nổi nóng và đe dọa nghỉ chơi nếu có người không làm những gì chúng muốn.
  • Các trẻ có thể tham gia các hoạt động nhóm với một số trẻ khác, và có thể thường chờ một lúc để đến lượt mình được nói chuyện.
  • Các trẻ thích biết những gì sẽ xảy ra và nếu được cung cấp thông tin về việc chuyển tiếp sắp đến, có thể có khả năng hợp tác tham gia.
  • Đối với chúng, cha mẹ và giáo viên là rất quan trọng như là nguồn dỗ dành và thông tin, nhưng chúng có thể chống lại hướng dẫn của người lớn hoặc cố thương lượng, nói, “Con sẽ dọn dẹp đồ chơi của con nếu con có thể xem một băng video.”
  • Các trẻ có vẻ nhiệt tình đưa ra tất cả quyết định và phải thường xuyên “trắc nghiệm” xem người lớn có còn chịu trách nhiệm về một quyết định hay không.
  • Trẻ đang bắt đầu có khả năng tuân thủ luật chơi, và sẽ nhắc nhở các trẻ khác về luật chơi, ngay cả khi không có người lớn ở gần, nhưng đôi khi cũng cần được nhắc nhở để tuân thủ luật chơi.

Đây là một số gợi ý để hỗ trợ con quý vị học hỏi về bản thân như một con người, học hỏi về những người khác và học hỏi về cảm xúc của mình:

Học hỏi về bản thân như một con người

Học hỏi về các cảm xúc của riêng mình

  • Dành thời gian thường xuyên để nói chuyện về cảm xúc và hỏi trẻ về cảm xúc của trẻ.
    • “Ngày hôm nay của con như thế nào? Con đã buồn về cái gì vậy? Con có bực bội bất kỳ điều gì không? Có bất kỳ điều gì buồn đã xảy ra không? Phần ưa thích trong ngày của con là gì?”
    • “Hôm nay, con nghĩ bạn con đã cảm thấy như thế nào khi Derek không muốn chơi với bạn ấy?”
    • Khi trẻ chia sẻ các cảm xúc và trải nghiệm của mình với quý vị, quý vị có thể lắng nghe các ý tưởng của trẻ và nói chuyện với trẻ về chúng.
    •  Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình bằng cách đề nghị gọi tên cho chúng khi trẻ không có từ dành cho chúng.
    • “Có vẻ như con đang cảm thấy buồn.”
    • “Có thể là nản lòng, khi con cố xây một tòa tháp, và chúng tiếp tục đổ xuống..”
    • “Mẹ có thể thấy con hào hứng như thế nào khi đi đến nhà của bạn con.”
  • Giúp trẻ tìm kiếm những cách an toàn để diễn đạt cảm xúc của mình.
    • “Có vẻ như con đang tức giận với bạn con. Con có thể nói với bạn những gì con đang tức giận không?”
    • Đánh một người nào đó khi con bực bội là không an toàn phải không? Con có thể làm những gì nữa khi con bực bội để tạo sự an toàn cho con và những người xung quanh con không?
  • Khi con quý vị sợ hãi, hãy ở gần và dỗ dành. Đôi khi con quý vị không muốn được thoát khỏi hoàn cảnh sợ hãi, mà chỉ muốn quý vị ở đó để giúp đỡ mình. Nếu trẻ sợ quái vật, quý vị có thể hỏi trẻ về những gì trẻ lo lắng. Trẻ có thể muốn vẽ hình quái vật mà trẻ sợ. Thậm chí quý vị có thể giúp trẻ ghép các ảnh chụp của trẻ vào trong một quyển sách (bấm lại với nhau) và viết các lời nói của trẻ về câu chuyện.  Quý vị có thể hỏi trẻ những gì làm cho trẻ cảm thấy an toàn hơn. Việc bàn về những thứ mà trẻ sợ có thể giúp trẻ có được cảm giác về khả năng chế ngự và sự hiểu biết và có thể giúp cho cảm giác sợ hãi trở nên có thể kiểm soát được.
  • Cho trẻ biết rằng tất cả cảm xúc của trẻ đều lành mạnh và quý vị sẽ lắng nghe hoặc thừa nhận cảm xúc của trẻ.Việc này cho phép trẻ tin tưởng quý vị bằng cảm xúc của trẻ và không còn cảm thấy như trẻ che giấu cảm xúc của trẻ với quý vị nữa, thiết lập một giai đoạn cho trẻ để có thể chia sẻ với quý vị đến lâu dài.

Học hỏi về những người khác

  • Tạo các cơ hội cho trẻ để chơi đùa với các trẻ khác (ở công viên, với những người hàng xóm hoặc gia đình, trong nhà trẻ hoặc trong các hoạt động cộng đồng)..
  • Thỉnh thoảng kiểm soát khi trẻ đang chơi đùa với các trẻ khác.  Trẻ có thể cần được giúp đỡ trong việc thương lượng, lắng nghe các ý kiến của bạn bè, đưa ra ý tưởng và cảm xúc của mình và đi đến các giải pháp khi xảy ra các xung khắc. Trẻ cũng có thể cần một số trợ giúp an toàn, khi trẻ và bạn bè của trẻ có thể hào hứng thử các sự việc mới và luôn luôn không biết cách ra quyết định an toàn.

SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ ĐỌC VIẾT.

48 THÁNG (4 tuổi) ĐẾN 60 THÁNG (5 tuổi)

Trẻ học ngôn ngữ như thế nào?

Tổng quan về Ngôn ngữ và Khả năng đọc viết

Trẻ em sinh ra đã sẵn sàng để giao tiếp và học ngôn ngữ. Lắng nghe ngôn ngữ được sử dụng trong gia đình, trẻ em sớm bắt đầu phân biệt được những âm thanh quen thuộc và xây dựng vốn từ vựng gồm những từ mà trẻ hiểu được, ngay cả trước khi trẻ biết nói. Khả năng hiểu ngôn ngữ của của trẻ được gọi là “ngôn ngữ tiếp thu.”
Ban đầu, trẻ nhỏ giao tiếp thông qua việc tạo ra âm thanh, ví dụ như khóc, và thông qua cử chỉ. Khi đến tuổi chập chững biết đi, trẻ bắt đầu sử dụng một vài từ quen thuộc, và đến khoảng 4 đến 5 tuổi, trẻ có vốn từ vựng phong phú và tuân thủ các quy tắc ngữ pháp khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Khả năng trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói ra suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc được gọi là “ngôn ngữ biểu đạt.”
Khi trẻ em học ngôn ngữ nói, chúng cũng học ngôn ngữ viết, thông qua những cuốn sách, biển hiệu, và ghi chú. Trước khi biết đọc, trẻ em học được rằng chữ in tương ứng với các từ và trước khi biết viết, trẻ em học cách vẽ các dấu hiệu và tranh. Khi lên 5 tuổi, trẻ hiểu rằng các chữ cái ghép lại thành từ và các từ có thể ghép thành những câu chuyện mà trẻ sẽ học đọc. Nhiều trẻ 5 tuổi còn có thể đọc và viết tên của mình.

Sự phát triển Ngôn ngữ và Đọc viết.

Giới thiệu

Các trẻ học ngôn ngữ và bắt đầu hiểu cách đọc và viết như thế nào?

  • Khoảng 5 tuổi, các trẻ đã có thể truyền đạt ý tưởng và cảm giác của mình, hỏi và trả lời các câu hỏi, và hiểu điều người ta nói với chúng. Các trẻ có thể nói một số chi tiết về những điều đã xảy ra trong quá khứ và sẽ xảy ra trong tương lai.
  • Chúng có thể tham gia các cuộc đàm thoại mở rộng với người khác, có lúc cũng đáp ứng đúng và theo sát được chủ đề trong đa số thời gian đàm thoại.
  • Các trẻ có thể kể chuyện và thuật lại theo các trình tự đơn giản. Chúng có thể phân biệt các sự kiện tưởng tượng và có thực trong các câu chuyện của mình.
  • Khoảng 5 tuổi, các trẻ thích chơi đùa với âm thanh của các từ, tạo ra các giai điệu ngờ nghệch. Chúng cũng thích tạo ra những từ “vớ vẩn” và đôi khi còn thử nghiệm loại ngôn ngữ “ngớ ngẩn” nữa.
  • Vào khoảng 5 tuổi, nhiều trẻ có thể nhận thức được các mẫu tự và bắt đầu sao chép hay viết các mẫu tự.  Nhiều trẻ học viết tên mình và bắt đầu nhận ra một số từ ưa thích. Chúng quan tâm đến việc vẽ và viết, và nhiều trẻ có thể sao chép các từ nếu quý vị viết trước các từ đó.
  • Khoảng 5 tuổi, các trẻ cũng giả bộ đọc sách, có thể nhận ra các từ đặc biệt và có thể ghi nhớ câu chuyện, cũng như các bài hát quen thuộc.

Quá Trình Phát Triển Song Ngữ

Các trẻ thuộc các gia đình dùng song ngữ hay không dùng tiếng Anh học ngôn ngữ như thế nào?

  • Các trẻ nhỏ rất khéo léo trong việc học ngôn ngữ và có khả năng học hai hay nhiều ngôn ngữ thậm chí trước khi chúng bắt đầu đi học.
  • Các gia đình nói một ngôn ngữ ở nhà không phải là tiếng Anh có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình làm ngôn ngữ chính với các trẻ. Việc học tiếng mẹ đẻ giúp các trẻ cảm thấy kết nối với gia đình và văn hóa của mình. Chúng có thể học tiếng Anh đồng thời nếu gia đình dùng song ngữ hoặc chúng có thể học tiếng Anh khi bắt đầu đi nhà trẻ hay đi học.
  • Các gia đình hỗ trợ việc học ngôn ngữ bằng cách nói chuyện, đọc sách và hát cho các con mình bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này các trẻ học được nhiều từ và kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp cho các trẻ khi bắt đầu học tiếng Anh.
  • Kiểm tra thư viện sách bằng tiếng mẹ đẻ ở địa phương của quý vị.
  • Các trẻ có cơ hội nói song ngữ ở độ tuổi đầu đời này sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng hai ngôn ngữ trong suốt cuộc đời mình.

Nghe và Nói

Nghe và nói giúp trẻ học ngôn ngữ như thế nào?

Học nói và tham gia đàm thoại là những bước đầu rất quan trọng cho việc học đọc và sự thành công ở trường học. Càng nghe được nhiều từ và vốn từ càng nhiều, thì trẻ càng học giỏi ở trường. Các trẻ là những người nhiệt tình học ngôn ngữ và bị hấp dẫn vì sức mạnh của ngôn ngữ…

  • để truyền đạt các các nhu cầu, cảm xúc và ý tưởng của mình,
  • để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với người khác,
  • để làm cho sự việc xảy ra,
  • để nhận và cho thông tin,
  • để giải quyết các vấn đề và khám phá các ý tưởng,
  • để giúp chúng kết nối với mọi người,
  • để tạo ra và kể các câu chuyện,
  • để lập kế hoạch cho những điều các trẻ muốn làm,
  • để thuyết phục người khác hay biện luận cho quan điểm của mình.

Các trẻ học ngôn ngữ bằng cách nghe, nói, thực hành các từ mới, và được nghe và được trả lời. Các trẻ học các từ khi quý vị sử dụng từ mới với chúng. Các gia đình có nhiều, nhiều cơ hội mỗi ngày để giúp các trẻ học ngôn ngữ.

Các gợi ý về những gì mà gia đình có thể làm để hỗ trợ trẻ học ngôn ngữ:

  • Quý vị có thể hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của các trẻ trong các hoạt động hàng ngày của quý vị. Ngôn ngữ không là một cái gì đó mà phải được dạy bằng “các bài học đặc biệt”. Khi gia đình nói chuyện với các trẻ, họ đang dạy ngôn ngữ một cách tự nhiên. Sử dụng ngôn ngữ với các trẻ là toàn bộ những gì mà các gia đình phải làm. Gia đình càng sử dụng với các trẻ nhiều ngôn ngữ bao nhiêu, thì trẻ càng học được nhiều ngôn ngữ bấy nhiêu.
  • Trong xe hơi, tại cửa hàng, khi tản bộ, khi đang làm việc nhà, khi trẻ đang chơi, trong bữa ăn, hoặc vào giờ đi ngủ
  • Nói chuyện về
    • những gì quý vị đang thấy,
    • những gì chúng đang làm,
    • những gì quý vị đang làm,
    • những gì quý vị đã cùng làm trước đó,
    • những gì quý vị sẽ làm sau đó.
  • Khi quý vị nói chuyện về những sự việc trước mắt và quen thuộc, các trẻ có thể hiểu ngôn ngữ tốt hơn vì chúng có manh mối và kinh nghiệm bằng hình ảnh khớp với các từ của quý vị.
  • Thêm một số từ mô tả mới khi quý vị đang nói chuyện với các trẻ. Một trong những cách mà chúng ta xây dựng từ vựng với các trẻ một cách tự nhiên là giới thiệu các từ mới cùng với những từ quen thuộc mà trẻ đã biết và các manh mối bằng hình ảnh để chúng có thể hiểu các từ mới dễ dàng hơn.
    • “Có một con chó”.
    • “Có một con chó khỏe mạnh, to lớn”.
    • “Có một con chó lông xù, khỏe mạnh, to lớn đang ngửi hòn đá và vẫy đuôi”.
  • Chia sẻ các câu chuyện với các trẻ. Các câu chuyện đem lại cho quý vị cơ hội để chia sẻ những gì là quan trọng với quý vị, những gì mà quý vị quý trọng và cách quý vị nghĩ về các sự vật. Các câu chuyện có thể giúp các trẻ cảm thấy được kết nối với quý vị và được đầu tư vào việc học ngôn ngữ.
    • Các trẻ thích nghe kể các câu chuyện thời trẻ thơ của quý vị. Những câu chuyện này có thể dạy cho chúng về lịch sử, gia đình và văn hóa.
    • Các câu chuyện về thời của quý vị, về các sự việc quý vị thích thú Quý vị có thể sử dụng các câu chuyện để nhớ lại và suy nghĩ về thời trẻ thơ của mình.
    • Các câu chuyện không được dài dòng. Các câu chuyện có thể bao gồm những gì đã xảy ra, cách quý vị hoặc con quý vị đã cảm nhận về nó, cách người ta đã giải quyết vấn đề, quý vị hồi còn bé như thế nào.
    • Quý vị có thể sử dụng những câu chuyện để chứng minh các ý tưởng mà quý vị yêu quý, ví dụ: tính kiên trì, óc sáng tạo, lòng trắc ẩn, tính hào phóng, sự chu đáo, lòng dũng cảm, sự chung sức.
  • Hỏi trẻ các câu hỏi. Hỏi trẻ các câu hỏi cho chúng cơ hội phản ảnh và suy nghĩ về những gì chúng biết và cả cơ hội thực hành việc chọn lựa và phát âm các từ. Điều đó cũng khiến cho các trẻ biết rằng quý vị quý trọng các ý tưởng của chúng.
    • Hỏi các trẻ về
    • những gì chúng thấy,
    • những gì chúng đang làm,
    • những gì chúng đang nghĩ,
    • cách chúng cảm nhận,
    • những gì mà chúng thích,
    • những gì đã xảy ra trước đây,
    • những gì chúng nghĩ sắp xảy ra.
  • Hỏi các trẻ những câu hỏi tiếp nối nhau. Khi chúng nói với quý vị một điều gì đó, quý vị có thể hỏi chi tiết hơn.
    • Hỏi thêm các câu hỏi thử thách các trẻ để suy nghĩ sâu hơn về những gì chúng biết và tìm các từ để mô tả nó. Trả lời các câu hỏi của quý vị là một cách để các trẻ căng giãn sức lực ngôn ngữ của chúng.
    • “Ái chà, con và Rigo đã chơi trò chơi rồng à. Mấy con rồng đã làm gì? Con nói thêm cho mẹ biết về rồng đi. Con nghĩ xem rồng làm thế nào mà khạc ra lửa như vậy?”
    • Con đã vẽ một tàu vũ trụ hả? Thế tàu vũ trụ của con có gì bên trong? Cái gì làm cho tàu vũ trụ bay được? Tàu vũ trụ bay đi đâu? Con nói cho mẹ biết thêm về tàu vũ trụ xem nào”.
  • Hỏi các câu hỏi để các trẻ tạo ra câu trả lời của riêng mình (tránh các câu hỏi chỉ trả lời có hay không) Khi chúng ta hỏi các trẻ những câu hỏi không có “câu trả lời đúng”, chúng có thể sáng tạo và suy nghĩ nhiều hơn trong câu trả lời của mình, đừng cố tính toán những gì quý vị muốn chúng nói.
    • Đây là một số ví dụ về câu hỏi có thể tạo ít nhiều cơ hội đàm thoại hoặc nhiều cơ hội đàm thoại hơn.
    • “Hôm nay điều vui nhất mà con đã làm là gì?” (câu hỏi mở-nhiều cơ hội đàm thoại)
    • “Hôm nay con có chơi đùa ở trường không?” (câu hỏi có/không hoặc đóng-ít cơ hội đàm thoại)
    • “Con cho mẹ biết về bạn Theo của con đi”. (câu nói mở-nhiều cơ hội đàm thoại)
    • “Con có thích Theo không? (câu hỏi có/không hoặc đóng-ít cơ hội đàm thoại)
  • Hỏi các câu hỏi mà quý vị không có sẵn câu trả lời. Hỏi các câu hỏi mà quý vị không có sẵn câu trả lời để truyền đạt cho các trẻ biết rằng quý vị thành thực quan tâm đến suy nghĩ của chúng và do đó suy nghĩ của các trẻ là quan trọng.
    • Con chú ý đến điều gì ở trang này? (câu trả lời chưa được biết-một phương pháp hay để hỗ trợ các trẻ suy nghĩ)
    • Con nghĩ con chó sắp làm gì nào? (câu trả lời chưa được biết-một phương pháp hay để hỗ trợ các trẻ suy nghĩ)
    • Con chó màu gì? (câu trả lời đã được biết; ít hỗ trợ cho các trẻ suy nghĩ)
  • Quý vị có thể mời con mình trả lời câu hỏi mà chúng đã hỏi quý vị. Các trẻ thường đã đoán sẵn được câu trả lời khi đưa ra câu hỏi cho quý vị. Hỏi các trẻ xem chúng suy nghĩ những gì để khuyến khích chúng suy nghĩ về các từ và đem lại cho chúng nhiều cơ hội hơn để tham gia đàm thoại với quý vị.
    • “Đó là một câu hỏi thú vị. Con nghĩ các ngôi sao thức dậy trên bầu trời như thế nào?”
  • Lắng nghe các trẻ.Các trẻ sẽ nói chuyện nhiều hơn khi biết quí vị đang nghe chúng. Càng nói chuyện nhiều, chúng càng thực hành ngôn ngữ nhiều hơn.
  • Quý vị có thể để cho trẻ biết quý vị đang lắng nghe bằng cách
    • tiếp xúc bằng mắt,
    • để không gian yên tĩnh cho các trẻ nói chuyện hay kết thúc những gì chúng đang nói,
    • tắt tivi,
    • thường xuyên tạo “thời gian nói chuyện” (ví dụ: đang ngồi trên giường, đang đi tản bộ với nhau, đang ôm trẻ vào giờ đi ngủ)
    • lặp lại hay nói lại những gì các trẻ đã nói để cho chúng biết quý vị đã nghe chúng,
    • hỏi các câu hỏi,
    • cảm ơn các trẻ đã chia sẻ ý tưởng hoặc câu chuyện với quý vị.
  • Quý vị có thể sử dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của các trẻ
    • Sử dụng điện thoại của quý vị để thu âm lời nói và các câu chuyện của các trẻ. Khi nghe lại, quý vị có thể nói chuyện về những gì chúng đã nói.
    • Sử dụng điện thoại của quý vị để chụp lại những gì mà quý vị đã thấy và làm trong ngày. Khi xem lại ảnh cùng với con quý vị, quý vị có thể nói chuyện về các quan sát và hoạt động của mình.

Đọc

Các trẻ học đọc như thế nào?

  • Khi cùng đọc với các trẻ, quý vị bắt đầu mở toàn bộ các từ mới cho trẻ xem.  Việc đọc khiến chúng học được một hình thức truyền đạt mạnh mẽ và giúp chúng tiếp cận với tất cả các loại thông tin.
  • Đa số các trẻ đều thích chia sẻ một quyển sách với một thành viên gia đình.  Việc đọc ở con quý vị  là một trong đa số những điều quan trọng mà quý vị có thể thực hiện để giúp trẻ học đọc và thành công ở trường học.
  • Việc đọc không chỉ xảy ra ở sách.  Các trẻ cũng bị hấp dẫn bởi các dấu hiệu, nhãn hiệu, lời chỉ dẫn, ghi chú, thư từ, email.  Việc học có nhiều người sử dụng để đọc, thậm chí còn giúp các trẻ hăng hái học đọc nhiều hơn.
    • Kinh nghiệm đọc từ khi còn nhỏ của các trẻ bắt đầu bằng việc chúng học để nhận biết ảnh chụp và hình ảnh. Chúng biết rằng người ta có thể đặt tên và nói chuyện về ảnh chụp và hình ảnh. Chúng cũng biết rằng có thể kể các câu chuyện về những hình ảnh trong sách. Và cuối cùng, các trẻ biết rằng các mẫu tự trên giấy kể câu chuyện về các hình ảnh hay mô tả về chúng. Ví dụ: các trẻ bắt đầu hiểu rằng có mối quan hệ giữa hình ảnh của quả táo với các mẫu tự a-p-p-l-e trên trang sách—các mẫu tự đó tượng trưng cho ý tưởng về quả táo.
    • Khi quen dần với sách, các trẻ biết nhiều điều: Rằng sách thì quan trọng (vì chúng quan trọng với quý vị) và vì chúng cũng chứa nhiều thông tin thú vị.
    • Con sử dụng sách như thế nào—cầm sách, giở sách, nói chuyện về từng trang,
    • Con có thể sử dụng sách cùng với người khác hay chỉ một mình,
    • Câu chuyện ở đâu (nó nằm ở các hình ảnh hay trong các mẫu tự ở cuối trang sách hoặc trong ký ức của người đang đọc sách?)
    • Sách được sắp xếp như thế nào (Tựa sách và tên tác giả đều ở mặt trước và câu chuyện ở bên trong)

Các gợi ý về những gì mà gia đình có thể làm để hỗ trợ trẻ trong các hoạt động trước khi biết đọc:

  • Xem các ảnh chụp và hình ảnh cùng với các trẻ và hỏi xem chúng thấy gì và nói chuyện về những gì quý vị thấy. Việc này giúp các trẻ phát triển các kỹ năng nhận xét của mình và đem lại cho chúng cơ hội thực hành và gia tăng từ vựng.
  • Hỏi xem các trẻ nghĩ những gì đang xảy ra trong bức hình. Việc này giúp các trẻ có cơ hội thực hành “kể câu chuyện của riêng mình” và có thể giúp chúng nghĩ chính mình là người kể chuyện và là tác giả.
  • Chú ý các từ trong môi trường và chỉ cho các trẻ thấy. Khi chúng ta chỉ ra những nơi mà từ được sử dụng trên thế giới, các trẻ bắt đầu thấy được tầm quan trọng của từ được viết ra và thậm chí còn cảm thấy bị thôi thúc học cách đọc các từ đó nhiều hơn.
    • Khi đang ở trong xe hơi, quý vị có thể nói chuyện với các trẻ về các biển báo giao thông.
    • Trong cửa hàng tạp phẩm, các trẻ có thể giúp quý vị “đọc” nhãn trên các lon và bao bì đựng hàng hóa. Nói chuyện về các hình ảnh có thể giúp các trẻ trải nghiệm về cảm xúc khi đọc.
  • Đọc những gì mà quý vị đang viết. Khi thấy chữ đang được viết ra và nghe thấy ý nghĩa của nó, các trẻ có thể thấy rõ hơn mối quan hệ giữa chữ được viết ra và việc liên lạc bằng thư tín.
    • “Mẹ đang viết danh sách hàng tạp phẩm. Đây là, ‘phó mát’, còn đây là, ‘gạo’. Thế chúng ta nên ghi loại trái cây nào vào danh sách mua hàng?”
    • “Mẹ đang viết thư cho thầy giáo của con rằng tuần tới chúng ta sẽ đi khỏi thành phố”.
  • Đọc lớn thư và các mẫu tự cho trẻ nghe.
    • Đây là thư mà thầy giáo con đã viết. Thư viết là, “Gia đình thân mến …”
  • Chỉ vào các từ mà quý vị đang đọc Việc chỉ vào từ giúp các trẻ hiểu được từ nói liên quan đến từ được viết ra như thế nào.
    • “Đây là thư của bà ngoại. Chỗ này bà ngoại nói là, ‘Mẹ yêu con’. Còn chỗ này bà ngoại nói, ‘Mẹ sẽ đến thăm con’”.
  • Đọc cho các trẻ nghe các email và cả tin nhắn. Đôi khi các từ trên màn hình không được rõ ràng đối với các trẻ. Chỉ các từ này giúp chúng thấy cách mà công nghệ cũng có thể mang được từ được viết ra và việc liên lạc thông tin.
    • Nhiều từ trong môi trường của các trẻ là điện tử, và điều này cũng tạo cơ hội cho các hoạt động trước khi có được khả năng đọc.
  • Tìm cơ hội để viết ra những lời nói của các trẻ. Viết ra lời nói của các trẻ là một trong những điều quan trọng nhất mà quý vị có thể làm được để chứng minh cho chúng thấy khả năng của việc viết và đọc. Nếu các lời nói của trẻ có thể được “lưu” và chia sẻ với nhiều người hơn và vào những thời điểm khác nhau, chúng có thể cảm thấy khả năng của việc viết và đọc.
    • Nếu các trẻ cảm thấy buồn khi chào tạm biệt bạn, quý vị có thể gợi ý là chúng có thể muốn viết thư. Chúng có thể vẽ hình ảnh và nói với quý vị viết điều gì đó. Ngay khi quý vị đã viết ra những lời nói của trẻ, hãy đọc lại cho con quý vị nghe.
    • Nếu bạn của các trẻ sắp đến ngày sinh nhật, các trẻ có thể làm thiệp chúc mừng—bằng cách vẽ và nhờ quý vị viết chữ vào đó.
    • Nếu các trẻ tạo được điều gì đó và muốn lưu lại, quý vị có thể giúp chúng làm một dấu hiệu (bằng các từ của chúng) để dán lên vật được tạo đó.
  • Dành sẵn cho các trẻ các vật liệu để vẽ (viết chì, viết mực, viết lông, phấn). Khi các trẻ vẽ, quý vị có thể hỏi chúng xem có muốn nói cho quý vị về điều đó hay không. Quý vị có thể viết “câu chuyện” của chúng lên mẩu giấy dán ghi chú và sau đó hỏi xem chúng có muốn quý vị đọc lại cho nghe hay không. Các vật liệu để vẽ đem lại cho các trẻ cơ hội thực hành vẽ các đường nét và hình dạng–các kỹ năng mà cuối cùng chúng cũng sẽ cần cho việc viết. Thậm chí các hình vẽ còn đem lại cho các trẻ cảm giác có thể truyền đạt các ý tưởng của mình bằng các cách khác nhau, và chúng có thể bắt đầu có kinh nghiệm mình là “tác giả”.
  • Đọc sách cho các trẻ nghe. Đọc sách cho các trẻ nghe không những đem lại cho chúng việc thực hành tất cả kỹ năng cần thiết để đọc, mà còn truyền đạt đến chúng tầm quan trọng về cách đọc sách đối với quý vị.
    • Cung cấp nhiều loại sách thiếu nhi trên kệ hay trong một cái giỏ mà các trẻ có thể với tới.
    • Quý vị có thể thường xuyên đến thư viện hay tiệm sách để mua sách cho con mình.
    • Bao gồm việc đọc sách vào sinh hoạt thường xuyên cùng với con quý vị (hãy tìm một thời gian hàng ngày khi quý vị có thể đọc sách cùng với con mình.).
    • Tắt tivi để dành thời gian đọc sách.
    • Đọc sách nhiều lần cho con quý vị nghe. Các trẻ thường thích đọc đi đọc lại một quyển sách nhiều lần.
    • Nói chuyện về sách cùng với con quý vị.
    • Trước khi sang trang, chỉ cho con quý vị thấy những gì mà trẻ nghĩ là sẽ xảy ra tiếp theo.
    • Cũng như việc đọc các từ, quý vị có thể bàn thảo về câu chuyện và hình ảnh cùng với con mình.
    • “Con xem gì ở trang này vậy?”
    • “Tại sao con nghĩ cậu bé đã trèo được lên ngọn cây đó?”
    • “Con sẽ làm gì nếu được cưỡi con ngựa đó?”
    • Trước khi đọc một trong cách quyển sách ưa thích cho con quý vị nghe, hãy hỏi xem trẻ có muốn quý vị kể câu chuyện trước hay không.
    • Đôi lúc, khi đọc sách cho con quý vị nghe, quý vị có thể vừa chỉ từ vừa đọc.
    • Giải thích cho con quý vị về các từ trên trang bìa của quyển sách là gì. “Đây là tựa đề của sách. Nó cho con biết ý tưởng của những gì mà sách nói đến bên trong”. “Đây là tên tác giả. Tác giả là người đã viết ra quyển sách. Đây là tên người vẽ hình minh họa. Ông ta là người đã tạo ra các hình ảnh cho sách”.
    • Nói chuyện với con quý vị về các mẫu tự và âm thanh.
    • Chỉ các mẫu tự trong các từ đặc biệt, như tên con quý vị. “Tên con quý vị bắt đầu bằng một chữ “S”, Sergio. Con có thể nghĩ ra bất kỳ từ nào khác có âm “ssss” không? Chúng ta có thể tìm những từ bắt đầu bằng chữ “S” gần đó. Chúng ta có thể lập được một danh sách tất cả các từ mà chúng ta thấy có âm “ssss” trong đó.
    • Chơi đùa với âm thanh và vần điệu. Sử dụng các bài hát, bài thơ hay các lời nói có vần điệu khác, quý vị có thể giúp các trẻ nghe và so sánh âm thanh của các từ.
    • Quý vị có thể chơi trò ghép vần trong xe hơi. “Con gấu có lông màu đen. Con thử nghĩ một từ có âm như con gấu và lông không?”

Viết

Các trẻ học viết như thế nào?

  • Vào 5 tuổi, các trẻ có thể viết được một số mẫu tự.  Các mẫu tự có thể to và chiếm cả trang giấy; chúng có thể ngã ra sau và chúi xuống dưới, nhưng đó là các giai đoạn khởi đầu của việc thực sự viết chữ.
  • Nhiều trẻ quan tâm học cách viết tên mình và đôi khi muốn viết cả tên của bạn bè. Các trẻ bị thôi thúc viết nhiều nhất về những điều quan trọng với chúng và có thể quan tâm đến việc nhờ quý vị viết từ, “Khủng Long Ba Sừng”, cho chúng để sao chép hơn là việc viết một từ đơn giản hơn.
  • Các trẻ quan tâm đến việc viết ở những độ tuổi khác nhau—một số khi mới lên 3, số khác khi lên 6. Quý vị không phải “bắt buộc” con mình viết.  Nếu quý vị luôn dành sẵn cơ hội mở và viết mực, viết chì và giấy, đa số trẻ sẽ chủ động viết khi đã sẵn sàng.
  • Khi bắt đầu viết, các trẻ không nhất thiết phải đánh vần thật đúng ở lần đầu tiên.  Nhiều trẻ bắt đầu đặt các mẫu tự sát nhau dựa vào các âm thanh của chúng khi mới bắt đầu “viết”. Điều quan trọng là các trẻ có cơ hội thực hành việc sử dụng mẫu tự hơn là việc trẻ phải đánh vần được tất cả các từ thật chính xác.

Các gợi ý về những gì mà gia đình có thể làm để hỗ trợ trẻ học viết:

  • Có nhiều loại công cụ và giấy viết khác nhau mà chính các trẻ có thể thấy và với lấy chúng.  (Viết chì, viết mực, viết lông, giấy có kích cỡ khác nhau). Trong khi chơi đùa, các trẻ thường có nhu cầu vẽ hình hay tạo các dấu hiệu. Có vật liệu sẵn sàng sẽ khuyến khích chúng sử dụng các công cụ này trong việc chơi đùa của mình nhiều hơn.
    • Quý vị cũng có thể bao gồm băng keo và dải giấy, để các trẻ có thể tạo các dấu hiệu hay bao thư và có thể viết chữ hay lời ghi chú. Một số trẻ có thể thích có giấy kẻ hàng thưa để viết.
  • Làm một “bao từ” ưa thích cho con quý vị có thể chứa các từ mà con quý vị nhờ quý vị viết chúng.  Khi các trẻ có thể xem lại các từ này, chúng bắt đầu quen thuộc với những gì mà chúng có vẻ quen thuộc và bắt đầu “đọc” lên.
  • Quý vị có thể in hay mua một bảng mẫu tự để quý vị và con mình có thể tham khảo khi trẻ muốn biết cách đánh vần một cái gì đó. Dán bảng mẫu tự cho phép con quý vị tham khảo các từ của riêng mình và có thể giúp chúng cảm thấy như mình có thể bắt đầu viết được một mình.
  • Quý vị có thể cung cấp các bộ chữ cho con mình.  Có các chữ ở xung quanh giúp con quý vị trở nên quen thuộc với các hình dạng và cho phép trẻ bắt đầu sắp xếp chúng, ngay cả trước khi trẻ có đủ khả năng viết được chữ.
    • Có các loại chữ khác nhau mà quý vị có thể mua, bao gồm các chữ có nam châm mà các trẻ có thể sử dụng để gắn lên tủ lạnh, hay quý vị có thể chỉ cần viết chữ lên những miếng giấy cứng nhỏ và cung cấp cho các trẻ để sử dụng trong việc tạo chữ.
  • Mời con quý vị viết cùng với mình khi quý vị đang viết thư hay lập danh sách.  Các trẻ thích tỏ ra hữu dụng và tham gia vào công việc người lớn.  Điều này có thể kích thích sự quan tâm của các trẻ về việc học viết nhiều hơn.
    •  “Mẹ sắp lập một danh sách mua sắm.  Con có muốn giúp mẹ không?” Nếu biết con mình có thể viết được một số từ nào đó, quý vị có thể mời trẻ viết ra các từ đó trên danh sách của mình. “Mẹ đang viết táo trên danh sách và chữ đó bắt đầu bằng một chữ “T” giống như tên con đó.  Con có muốn viết chữ “T” cho mẹ không?
  • Đề nghị viết các câu chuyện trẻ em hay các từ cho chúng.Viết các ý tưởng và đọc lại cho các trẻ nghe các từ của chúng là một trải nghiệm mạnh mẽ đối với trẻ về hiệu quả viết để nắm giữ và bày tỏ ý tưởng của quý vị.
    • Nếu có một người bạn hay ai đó mà các trẻ muốn giao tiếp, quý vị có thể đề nghị giúp chúng viết thư.
    • Nếu các trẻ vẽ một hình ảnh, quý vị có thể hỏi xem các trẻ có muốn nói với quý vị về điều đó và nhờ quý vị viết các ý tưởng của chúng hay không.

CẢM NHẬN SỐ

48 THÁNG (4 tuổi) ĐẾN 60 THÁNG (5 tuổi)

Trẻ học về số như thế nào?

Tổng quan về Cảm nhận Số

Trẻ nhỏ khám phá và bắt đầu thực hành các kỹ năng cần thiết để làm toán từ lâu trước khi trẻ bước vào tiểu học. Trong những năm đầu đời, trẻ học đếm, nhận biết các khối và hình, so sánh kích thước và số lượng, và nhận biết sự tương đồng và khác biệt. Trẻ em phát triển kỹ năng thông qua việc tự khám phá, chơi với các chất liệu và thông qua tương tác đơn giản với người lớn. Những tương tác hàng ngày như người lớn đếm ngón tay và ngón chân, đưa ra hai miếng chuối, xếp những chiếc tất xanh và trắng vào các chồng khác nhau giúp trẻ em phát triển kỹ năng toán học. Trẻ em bắt đầu nói về số lượng của đồ vật bằng cách dùng những từ như “nhiều hơn” và “to hơn.”

Khi trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu hoc đếm một vài số. Trẻ cũng xây dựng sự hiểu biết về số thông qua các hoạt động như xếp đĩa và cốc lên bàn. Chúng bắt đầu nhận thức được việc người lớn sử dụng kỹ năng đếm trong cuộc sống hàng ngày như thế nào và hoc cách sử dụng các số bằng cách bắt chước người lớn. Suốt những năm đầu đời, hầu hết trẻ em quan tâm đến các số một cách tự nhiên. Các hoạt động vui chơi liên quan đến các số củng cố mối quan tâm tự nhiên của trẻ và khuyến khích chúng học hỏi nhiều hơn về các khái niệm toán học.

Cảm nhận số

Giới thiệu

Các trẻ mẫu giáo biết gì về các con số

Các trẻ nhỏ bắt đầu thực hành các kỹ năng cần thiết cho số học và toán học rất nhiều trước khi chúng bước vào trường tiểu học. Hầu hết các kỹ năng này được phát triển qua trò chơi tự bắt đầu làm quen với nguyên vật liệu của chúng và qua các tương tác đơn giản với người lớn.

  • Các trẻ nhỏ biết được các kỹ năng đếm qua các tương tác hàng ngày chẳng hạn như dọn đĩa lên bàn, đếm các ngón tay của mình để nói cho quý vị biết chúng bao nhiêu tuổi, đếm số táo cần để cho mỗi trẻ có thể có một quả.
  • Chúng thường hay học cách nói 1-2-3-4-5 (thỉnh thoảng đặt các con số theo thứ tự khác nhau) trước khi các trẻ biết rằng mỗi con số tượng trưng cho một vật nào đó. Ví dụ: các trẻ có thể có ba quả dâu và đếm 1-2-3-4-5, bởi vì chúng không biết mỗi quả dâu chỉ là một số. Vì một trẻ bắt đầu hiểu được khái niệm này, quý vị có thể nhìn thấy việc trẻ xếp các con thú đứng thành hàng thẳng và cho mỗi con một lá để ăn. Cuối cùng là chúng biết được nếu quý vị đang đếm một đồ vật gì đó, thì mỗi đồ vật có một con số.
  • Các trẻ nhỏ cũng đang bắt đầu hiểu về các ý tưởng không ít thì nhiều và sẽ chú ý nếu một người nào đó có nhiều bánh quy hơn chúng, nhưng chúng không biết rõ số lượng. Nếu các trẻ có một bánh quy và bạn chúng có một bánh quy được cắt thành hai miếng, chúng có thể nghĩ rằng bạn chúng có nhiều bánh quy hơn. Các ý tưởng không ít thì nhiều của các trẻ giúp chúng biết so sánh nhiều hơn hai đồ vật. Vì có nhiều trải nghiệm, nên chúng có thể sẽ phân loại ba cái que từ ngắn nhất đến dài nhất hoặc ba quả bóng từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
  • Các trẻ khoảng 5 tuổi có thể đếm đến hai mươi, nhưng có thể thiếu một vài con số (ví dụ: 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-13-14-16-17-19-20). Chúng có thể đếm trong khi đang nhảy cẫng, hoặc chờ đến lượt hay chỉ cho quý vị thấy, “Con có thể đếm đến 20!”
  • Chúng nhận ra một vài con số được viết ra. “Hãy nhìn các con số ở một góc tờ giấy. Đó là số 6. Đó là số 7.”
  • Các trẻ năm tuổi có thể nhìn một nhóm đồ vật–lên đến 4–và nói cho quý vị biết con số mà không cần đếm. Trong khi đọc sách, chúng có thể nhìn vào trang sách và nói với quý vị, “Hiện có 4 con vịt.” Trong lúc ăn nhẹ, các trẻ có thể nhìn vào cái đĩa của mình và thông báo, “Con có 4 bánh quy ở đĩa của con.”
  • Vào lúc bốn tuổi, các trẻ có thể thường hay đếm đến 10 đồ vật, chỉ vào mỗi đồ vật khi trẻ nói con số. Bỏ 10 củ khoai tây vào giỏ ở cửa hàng tạp phẩm, trẻ có thể đếm mỗi củ khi chúng được bỏ vào giỏ.
  • Khi đếm, các trẻ ở độ tuổi này có thể nói với quý vị bao nhiêu đồ vật chúng có, bởi vì chúng hiểu rằng con số cuối cùng chúng đã sử dụng khi đếm là tổng số mà chúng có. “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Con có sáu quả thông đó!!” Các trẻ cũng có thể đếm số người trong gia đình và đếm số khăn ăn chúng cần để mỗi người có thể có một cái.
  • Chúng cũng có thể nói với quý vị nếu thêm nhiều búp bê vào giường búp bê, thì sẽ có nhiều hơn. Tương tự, nếu các trẻ đếm số que chúng có là 8 và số que các bạn chúng có là 6, các trẻ sẽ nói với quý vị rằng chúng có nhiều hơn bạn của mình hoặc bạn của chúng có ít hơn chúng. Nếu các trẻ có năm hình khối và bạn chúng có năm, chúng sẽ nói với quý vị rằng cả hai chúng nó đều có số hình khối như nhau.
  • Các trẻ năm tuổi có thể làm phép cộng và trừ đơn giản. Nếu các trẻ có 6 quả dâu, chúng có thể xin thêm một quả rồi nói với quý vị chúng có 7. Nếu các trẻ có 5 bánh quy và ăn hai bánh, chúng có thể thông báo, “Bây giờ con có ba bánh. Nếu con ăn hai bánh nữa, con chỉ còn lại một bánh thôi!” Thỉnh thoảng chúng có thể cần đếm lại nhóm mới để xác nhận có bao nhiêu.
  • Các trẻ có thể nghĩ về hai nhóm nhỏ lập thành một nhóm lớn hơn khi sắp xếp cùng với nhau. “Con có 3 chiếc tàu và mẹ cũng có 3 chiếc tàu. Nếu mình đặt tất cả vào trong nước, sẽ là 6 chiếc tàu.” Các trẻ cũng có thể tưởng tượng rằng một nhóm lớn hơn sẽ trở thành nhỏ hơn nếu được tách riêng thành hai nhóm nhỏ.  “Có 4 bánh quy. Có nghĩa là 2 bánh cho mẹ, còn 2 bánh cho con.”

Các gợi ý cho gia đình giúp trẻ hiểu biết con số (49-60 tháng tuổi):

Nhiều việc mà gia đình cùng làm với các trẻ một cách tự nhiên sẽ giúp chúng phát triển các kỹ năng toán học và con số của chúng. Có nhiều cơ hội trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà người lớn sẽ đếm các đồ vật và các trẻ sẽ thực hành con số trong khi chơi đùa. Đây là một số gợi ý về những việc mà gia đình có thể thực hiện:

  • Đếm lớn, để các con quý vị có thể nghe trình tự con số và chú ý cách bao lâu quý vị dùng việc đếm trong ngày của mình.
    • Đếm số hôn mà quý vị hôn con mình, đếm số cây bên ngoài nhà quý vị, hoặc đếm số lần chó sủa.
  •  Chỉ vào các đồ vật khi quý vị đếm để cho các trẻ có thể nhìn thấy cách quý vị đếm mỗi số tượng trưng cho một đồ vật.
  • Mua sắm, nấu nướng và ăn uống tạo nhiều cơ hội đếm:
    • “Chúng ta sẽ mua 4 quả táo hay 5? Con có thể đếm những quả quít cho mẹ khi con bỏ vào giỏ không?”
    • “Nếu chúng ta mua 3 quả táo vàng và 3 quả táo đỏ, chúng ta sẽ có bao nhiêu? Để con đếm chúng.”
    • “Mẹ nghĩ mẹ sẽ lấy túi bánh bánh bắp lớn hơn, vì chúng ta mời tất cả anh em họ của mình đến dùng cơm tối. Con có thể lấy túi bánh bắp lớn hơn cho mẹ không?”
    • “Chúng ta có 3 túi tạp phẩm. Con có nghĩ chúng ta sẽ để vừa tất cả các túi trong xe của mình không?”
    • “Con muốn xách bao nhiêu túi, còn mẹ sẽ xách bao nhiêu?”
    • “Sau khi chúng ta rửa tay, con có thể lấy 5 bánh bắp ra khỏi túi cho mẹ không?
    • “Mẹ cần có 4 củ khoai tây đã rửa. Con có thể lấy khoai tây ra khỏi tủ lạnh và rửa trong chậu được không?”
    • Con có thể lấy những cái đĩa để trên bàn không? Chúng ta có bao nhiêu người trong gia đình mình? Con sẽ cần bao nhiêu cái đĩa? Con có thể đảm bảo cũng đủ ghế cho mỗi người không?”
  • Bảo con quý vị đoán hoặc dự đoán có bao nhiêu đồ vật và sau đó chúng ta cùng nhau đếm.Đưa ra những phán đoán, thậm chí phán đoán của trẻ sai, cũng tạo cho chúng cơ hội nghĩ về những con số và tăng sự quan tâm của chúng đối với việc đếm số.
    • “Bao nhiêu xe buýt sẽ đi qua trước khi xe buýt của chúng ta đến đây?”
    • “Con nghĩ có bao nhiêu quả dâu trong cái giỏ này?”
  • Quý vị có thể hỏi con quý vị các câu hỏi cộng hoặc trừ đơn giản.
    • “Nếu con có năm bánh quy và con ăn hai bánh, con sẽ còn lại bao nhiêu?”
    • “Nếu con có bốn xu và mẹ cho con một xu nữa, vậy con sẽ có bao nhiêu?”
    • Các trò chơi nhỏ này có thể được chấp nhận với các đồ vật thật để cho con quý vị có thể nhìn thấy các đồ vật này. Chỉ khi chúng tự tin về các vấn đề này bằng cách sử dụng các đồ vật, quý vị có thể thử hỏi các câu hỏi mà không có các đồ vật.
  • Quý vị cũng có thể đề nghị con quý vị hỏi quý vị các câu hỏi về con số.
  • Các trẻ sẽ phạm nhiều lỗi khi chúng sẽ biết được các con số. Không thể nói rằng chúng “sai,” quý vị có thể gợi ý nhẹ nhàng rằng chúng ta cùng nhau đếm lại. Hoặc quý vị có thể nói, “Con đã đếm năm con vịt, còn mẹ chỉ nhìn thấy bốn thôi.”
  • Các cuộc đàm thoại về con số sẽ trở nên vui nhộn. Nếu con quý vị có vẻ căng thẳng hoặc không muốn chơi các trò chơi này, quý vị có thể chờ và thử lại sau đó hoặc thử một trò chơi khác.Hầu hết trẻ em quan tâm một cách tư nhiên đến các số. Việc duy trì niềm vui của các hoạt động với con số sẽ củng cố mối quan tâm tự nhiên của chúng và khuyến khích chúng tìm hiểu nhiều hơn về số.

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

48 THÁNG (4 tuổi) ĐẾN 60 THÁNG (5 tuổi)

Trẻ trở nên khéo léo hơn khi vận động thân thể như thế nào?

Giới Thiệu Về Quá Trình Phát Triển Thể Chất

  • Quá trình phát triển thể chất và hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng về sức khỏe trong suốt đời sống của một trẻ. Nói riêng, hoạt động thể chất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, và béo phì. Việc đó cũng góp phần vào sức khỏe tâm thần, sự hạnh phúc và tình trạng khỏe mạnh về thể chất.
  • Các kỹ năng vận động thể chất là cơ sở cho các kiểu học tập khác và tạo cơ hội cho các trẻ giao tiếp với những người khác, để khám phá, học tập, và chơi đùa.
  • Hoạt động thể chất chuẩn bị cho các trẻ các hoạt động trong cuộc sống sau này kể cả các hoạt động thể dục, thể thao có tổ chức, và giải trí.
  • Các trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo sẵn sàng phát triển và rất năng động để học tập các kỹ năng vận động mới. Thời gian theo học mẫu giáo là thời cơ cho các trẻ nhỏ học tập các kỹ năng vận động cơ bản. Nếu không học tập các kỹ năng đó trong thời gian theo học mẫu giáo, các trẻ có thể gặp khó khăn học tập các kỹ năng đó sau này, và khả năng tham gia của chúng vào các hoạt động thể chất có thể bị ảnh hưởng dài hạn.
  • Trong suốt những năm học mẫu giáo, các trẻ phát triển các kỹ năng vận động quan trọng. Các kỹ năng đó được dựa vào quá trình phát triển thể chất đã xảy ra cho các trẻ ở thời kỳ sơ sinh và mới biết đi.
  • Hiện chúng ta biết được các trẻ học tập ở mức độ nào thông qua hoạt động thể chất ngoài trời trong thế giới tự nhiên. Điều quan trọng là người lớn phải giúp các trẻ có các cơ hội vui chơi loại này, vì nhiều trẻ đã dành phần lớn thời gian của chúng ngồi trước máy truyền hình hoặc màn hình máy vi tính thay vì tham gia hoạt động thể chất.
  • Càng trải nghiệm hoạt động thể chất đang có, các trẻ càng tự tin phát triển và càng quyết tâm thử nghiệm các sự việc mới và phát triển các kỹ năng mới. Các trẻ dành nhiều thời gian xem máy truyền hình hoặc máy vi tính có thể ít quyết tâm thử nghiệm các thử thách thể chất mới và có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển các kỹ năng thể chất quan trọng.
  • Việc nghiên cứu nêu bật các lợi ích trải nghiệm của bản chất dành cho các trẻ và cho thấy các trẻ thích dành thời gian trong môi trường tự nhiên hơn. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng sự tiếp nhận không gian xanh, ngoài trời sẽ cải thiện các kỹ năng suy tư của các trẻ và tình trạng khỏe mạnh và các mối quan hệ của chúng.

Sự phát triển Thể chất

Một số điều quý vị có thể nhìn thấy các trẻ bốn tuổi:

  • Cho thấy cảm giác thăng bằng phát triển.
  • Giữ thăng bằng trong khi đang đứng bằng một chân trong nhiều giây.
  • Giữ thăng bằng khi chúng dừng lại sau khi chạy.
  • Giữ thăng bằng một túi đậu đội lên đầu của chúng.
  • Đi tới đi lui “giữ thăng bằng” theo một khuôn đường trên thảm.
  • Đi dọc theo một khuôn đường chữ chi trên thảm.
  • Đi xuống các bậc bằng cách sử dụng chân khác mà không nắm chặt rào chắn.
  • Giữ thăng bằng trong khi đang đi trên cạnh hộp cát.
  • Chơi trò chơi “đóng băng”–di chuyển theo các cách khác nhau và dừng lại, nắm chặt vị trí cuối trong một vài giây.
  • Giữ thăng bằng một túi đậu đội lên đầu của chúng hoặc các bộ phận của cơ thể trong khi đi dọc theo một đường thẳng.
  • Chạy và dừng lại có kiểm soát ở điểm mong muốn.
  • Chạy nhẹ nhàng bằng ngón chân.
  • Chạy, thỉnh thoảng di chuyển xung quanh các chướng ngại vật mà không té.
  • Nhảy qua một hình khối bằng cả hai chân.
  • Nhảy về phía trước 3 feet bằng cả hai chân với nhau.
  • Chạy nhanh (chạy, dẫn đầu bằng một chân) theo cách nhịp nhàng.
  • Nhảy lò cò nhiều feet bằng một chân và thay đổi hướng để đạt được các mục tiêu khác nhau.

Các gợi ý cho gia đình để hỗ trợ quá trình phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo:

  • Các trẻ mẫu giáo cần nhiều cơ hội để đi, chạy, leo, nhảy, dựng và ném. Chúng thích mang theo những đồ vật nặng và dựng các hình khối và vật liệu tự nhiên khác.
  • Các trẻ mẫu giáo thích vận chuyển các đồ vật. Chúng thích mang theo các đồ vật và đẩy các đồ vật trong xe mua hàng, thùng hoặc xe tải. Các trẻ cũng thích mang các đồ vật, để giỏ hoặc ví có tay cầm mà chúng có thể sử dụng để chứa và đem theo– các chai nước tái chế, hoặc các đồ vật khác mà chúng tìm thấy.
  • Các trẻ mẫu giáo thích xây dựng, cả các đồ vật chất thành đống cao như chúng có thể và xây nhà ở, đường phố, cao ốc, sở thú, cửa hàng, cầu và các công trình kiến trúc khác chúng có thể dùng để chơi giả bộ.
    • Các trẻ sẽ thực hiện điều này bằng hầu như bất kỳ đồ vật nào mà chúng có thể tìm thấy–ống lon, hộp trong tủ chén, cây que và lá cây ở ngoài trời, các mẩu gỗ vụn ở cửa hàng cây ván, một vài hộp giấy cứng lớn hay các bộ hình khối xây dựng hoặc chộp lấy các hình khối với nhau.
  • Các trẻ mẫu giáo cũng thích leo trèo, và một số trẻ sẽ leo lên bất kỳ đồ vật nào chúng có thể tìm thấy (ghế, bàn, kệ, giường, ghế dài).
    • Quyết định những gì là an toàn cho con quý vị khi leo trèo và nhắc nhở trẻ về việc leo lên các đồ vật đó khi chúng bắt đầu leo lên những đồ vật khác.
    • Quý vị cũng có thể sử dụng nệm, gối và các tấm bệ thấp cho các trẻ trèo lên và sử dụng trong trò chơi công sự phòng thủ.
    • Các sân chơi ngoài trời tạo cơ hội leo trèo cho các trẻ, khi leo trong các khu vực tự nhiên có gỗ mới đốn hạ, đá cuội và đồi núi. Quý vị và con quý vị có thể khám phá khu phố của mình để tìm những chỗ leo trèo thích hợp.
    • Đôi khi các trẻ sẽ bị té khi leo trèo, và đa số thời gian chúng đuổi bắt nhau và chỉ bị các vết trầy xước nhỏ. Các cú té đơn giản này cũng chính là cách học tập của trẻ. Các trẻ thường muốn trở lại điểm cũ để trèo lại và sẽ thành công vì những gì mà chúng đã học được từ lần trước.
    • Khi con quý vị bắt đầu leo trèo, điều quan trọng là quý vị phải nhìn xung quanh khu vực đó để xem nơi đó có là môi trường an toàn hay không.
  • Các trẻ mẫu giáo vui thích khi ở ngoài. Ngay cả những buổi đi bộ rất ngắn ngoài trời cũng khiến trẻ có cơ hội đi, chạy, chạy nhanh, nhảy lò cò và nhảy thử trên những mặt nền khác nhau, và theo dõi mùa màng và trải nghiệm những gì mà cộng đồng đem lại.Trẻ em dùng nhiều sức lực vào trò chơi. Hầu hết được thôi thúc một cách tự nhiên bởi những thử thách thể chất mới và thực hành những kỹ năng mới.
  • Các trẻ mẫu giáo vui thích các thử thách. Nếu quý vị đang đi bộ trên vỉa hè, quý vị có thể muốn đặt các mục tiêu khác nhau cho chúng. Con có thể chạy đến một cây lớn không? Con có thể nhảy lò cò bằng mọi cách đến góc này không? Con có thể nhảy lò cò 3 bước và lại nhảy lò cò 3 bước nữa không? Chúng tôi sẽ cố đi lùi một vài bước, đi tiến lên một vài bước và sau đó đi lùi lại không? Con có thể đi vào đường chính giữa vỉa hè không? Con có thể đi trên vết nứt ngoằn ngoèo trong vỉa hè không?
  • Các trẻ ở độ tuổi này cũng thích ném. Quý vị có thể đưa ra nhiều loại bóng mềm khác nhau mà chúng có thể ném. Chúng có thể cũng hứng thú bắt đầu đánh bóng bằng các đồ vật như vợt, gậy, ống cáctông.
  • Các trẻ mẫu giáo cũng thích duỗi căng cơ bắp của mình bằng cách mang theo hoặc di chuyển các đồ vật nặng. Một chai hoặc hộp bột giặt được đóng kín sẽ là trò vui để chúng di chuyển vào bên trong cho quý vị. Các trẻ thích mang theo các ghế nhỏ xung quanh để chúng có thể với lấy một quyển sách ra khỏi kệ. Chúng có thể giúp mang các túi tạp phẩm hoặc đẩy giỏ quần áo mới giặt ủi đến bàn để gấp lại.Giúp cha mẹ làm công việc “người lớn” đem lại cho trẻ cơ hội phát triển các kỹ năng thể chất và cũng phát triển các kỹ năng cảm xúc và xã hội.
  • Các trẻ gần 5 tuổi thích các đồ chơi có bánh xe, xe ba bánh và xe đạp, xe trẻ con, xe mua hàng và xe tải nhỏ, tất cả loại đồ chơi đó đem đến cho chúng cách sử dụng các kỹ năng hoạt động thể chất của mình và cũng có thể là một phần trong trò chơi giả bộ của chúng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

48 THÁNG (4 tuổi) ĐẾN 60 THÁNG (5 tuổi)

Những kỹ năng nào giúp trẻ học tập?

Giới thiệu các Phương pháp Học tập

Trẻ nhỏ phát triển nhiều kỹ năng giúp chúng học tập và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này bao gồm khả năng chú ý, ngay cả khi có những điều gây sao nhãng, để quan sát và đặt câu hỏi, để thu thập thông tin và thăm dò các cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này được gọi là các phương pháp học tập.

Trẻ nhỏ học sử dụng các khái niệm toán học như số, hình khối và kích thước khi giải quyết các vấn đề. –Chúng sử dụng tất cả các giác quan của mình để thu thập thông tin, nhận thấy sự khác biệt và tương đồng, và thường có sự so sánh. Chúng cẩn thận quan sát con người và đồ vật và hình thành những giả thiết và đưa ra những dự báo dựa trên sự quan sát của mình. Trẻ cũng làm những thí nghiệm đơn giản và đánh giá kết quả các thí nghiệm của mình.

Trẻ nhỏ vốn tò mò. Người lớn có thể khuyến khích sự tò mò và sáng kiến của trẻ bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi mở, đáp lại những câu hỏi của trẻ, và cung cấp những loại vật liệu khác nhau để trẻ khám phá. Sự hỗ trợ như vậy giúp củng cố sự tự tin đang ngày càng tăng lên của trẻ trong khi học tập và ham muốn được cố gắng giải quyết các vấn đề khó.

Các phương pháp Học tập

Giới thiệu

Các kỹ năng nào mà trẻ mẫu giáo sử dụng để giải quyết vấn đề?

  • Một kỹ năng mà trẻ mẫu giáo sử dụng để giải quyết các vấn đề hàng ngày là lý luận toán học.
  • Các khái niệm toán học như số, việc đếm số, hình dạng và kích thước đều giúp trẻ giải quyết các vấn đề. Các trẻ sử dụng những kỹ năng này để chọn cái đĩa có kích thước nào mà chúng sẽ cần để đựng món bánh bắp nhân thịt, nghĩ ra bao nhiêu chiếc xe hơi chúng cần để mỗi bạn của chúng có một chiếc xe hơi và để tìm kiếm chiếc mền lớn cỡ nào để đủ đắp cho hai em bé.
  • Một trẻ mẫu giáo nhỏ có thể bắt đầu bằng cách thử một ý tưởng không hiệu quả. Một trẻ mẫu giáo lớn hơn có thể thử nhiều phương cách, cuối cùng tìm ra một phương cách hiệu quả. Cho dù các ý tưởng của chúng có hiệu quả lúc đầu, nhưng vẫn không hề gì nếu khi chúng thực hành các ý tưởng này, thử nghiệm và thay đổi tiến trình hành động khi cần thiết. Các phương cách này thật hữu ích trong việc giải quyết vấn đề hàng ngày, cũng như trong việc phát triển các kỹ năng toán học khác.
  • Các trẻ cũng sử dụng các kỹ năng quan sát và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề.
  • Các trẻ sử dụng tất cả các giác quan để thu thập thông tin và xây dựng ý nghĩa và kiến thức.
  • Chúng là những người quan sát hiếu kỳ một cách tự nhiên và lưu ý những sự vật nhỏ mà nhiều người lớn bỏ qua, như lũ kiến bò ra từ khe nứt trên vỉa hè.
  • Các trẻ cũng có thể sử dụng các dụng cụ được cung cấp cho chúng để đo lường hoặc quan sát, với sự hướng dẫn của người lớn. Ví dụ: khi quan sát một chiếc lá cây, chúng có thể sử dụng một chiếc kính lúp để thấy “các gân lá” rõ ràng hơn hoặc sử dụng một cây thước (hay khối vuông ghi số) để đo chiều dài. Qua quan sát, các trẻ bắt đầu nhận biết và mô tả những nét giống và khác nhau giữa đồ vật này với đồ vật kia.
  • Các trẻ sử dụng kỹ năng phát triển của mình vào việc quan sát kỹ lưỡng để so sánh và đối chiếu các đồ vật và sự kiện rồi phân loại chúng dựa vào các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: một trẻ có thể tách riêng những chiếc lá “nhọn” với tất cả chiếc lá tròn hoặc để riêng lá lớn với lá nhỏ.
  • Các trẻ cũng có thể nghiên cứu các đồ vật và sự kiện bằng cách thử mọi thứ xem những gì xảy ra. Ví dụ: chúng có thể nghiên cứu xem những gì xảy ra khi cho chiếc xe hơi đồ chơi chạy trên những đoạn đường dốc có bề mặt gồ ghề hay phẳng phiu, kiểm tra những gì xảy ra khi để cây cối ở nơi có hoặc không có ánh sáng, hay trắc nghiệm các ý tưởng của mình về cách sử dụng ống dẫn để làm mực nước dâng cao hay hạ thấp trong hồ nước đồ chơi.
  • Chúng học cách tiên đoán các thay đổi ở các vật liệu hoặc đồ vật dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của mình, và thử nghiệm các tiên đoán của mình bằng cách quan sát hay thí nghiệm đơn giản.
  • Các trẻ sử dụng những kỹ năng quan sát và tìm hiểu của mình để đặt câu hỏi, quan sát và mô tả các quan sát, sử dụng các công cụ khoa học, so sánh và đối chiếu, dự đoán, và rút ra kết luận.

Hàng ngày, các trẻ vẫn sử dụng suy nghĩ toán học để giải quyết các vấn đề. Ví dụ:

  • Một trẻ, sau khi dọn bàn ăn, có thể nhận ra không đủ ghế cho mọi người và mang thêm một chiếc ghế đẩu lại.
  • Một trẻ có thể sử dụng một đồ vật này để đo lường một đồ vật khác. Ví dụ: trẻ có thể xếp các quyển sách nối đuôi nhau để đo xem chiếc giường của trẻ dài bao nhiêu.
  • Một trẻ có thể đoán có bao nhiêu quả nho trong một chùm nho và sau đó đề nghị rằng quý vị và trẻ cùng đếm xem có đúng như vậy không.
  • Một trẻ có thể xây dựng một con đường bằng các khối dài và, khi không kiếm được các khối dài nữa, trẻ có thể sử dụng hai khối nhỏ để “trám vào” chỗ khối dài hơn.
  • Một trẻ, khi cắt giấy làm tiền cho các bạn của mình để chơi trò “cửa hàng bách hóa”, có thể tuyên bố, mình cần cắt thêm hai đô nữa cho Ziya và Dylan.
  • Một trẻ có thể phân loại các con thú của mình thành hai nhóm, thú lớn và thú nhỏ, và sau đó dành lá lớn cho thú lớn và lá nhỏ thú nhỏ ăn.

Các trẻ tỏ ra hiếu kỳ và có khả năng đặt câu hỏi tăng dần về các đồ vật và sự kiện trong môi trường của mình.

  • Một trẻ, khi chơi trò chơi xe hơi, có thể sử dụng một tấm bìa cứng làm đoạn đường dốc và các xe hơi đồ chơi khác nhau đổ dốc đoạn đường này. Trẻ có thể kiểm tra xem xe nào chạy xa nhất khi đổ dốc đoạn đường này.
  • Một trẻ, khi đào đất bùn, có thể trông thấy một con trùn và tự hỏi, “Không biết nó có sống trong đất không? Mình thấy một con nữa nè.  Đó là nhà của nó phải không?”
  • Một trẻ, khi ở ngoài trời, có thể ngước nhìn lên trời và hỏi cha/mẹ, “Làm sao con có thể thấy được mặt trăng vào ban ngày?”
  • Một trẻ, khi phân loại các viên đá khác nhau, có thể lấy một trong số các viên đá và đem đi rửa bằng xà bông và nước. Sau đó trẻ có thể dùng kính lúp để quan sát viên đá gần hơn.

Các trẻ quan sát những đồ vật và sự kiện trong môi trường và mô tả chúng bằng nhiều chi tiết hơn.

  • Một trẻ có thể quan sát một củ khoai lang mọc trong một chiếc hũ và nhận dạng được các chồi và rễ, và cũng có thể truyền đạt rằng, “Có các cọng rễ trắng mọc xuống phía dưới và những chiếc lá nhỏ”. Trẻ có thể chụp hình củ khoai tây, với sự trợ giúp của giáo viên, để làm tài liệu cho sự tăng trưởng của khoai tây.
  • Một trẻ, sau khi đi mưa về, có thể mô tả các hạt mưa giống như cái gì và cách trẻ cảm nhận, âm thanh, mùi, và vị.
  • Một trẻ bị suy giảm thị giác có thể thao tác vỏ sò ốc trên sa bàn và mô tả những gì trẻ sờ vào: “Nó mấp mô và tròn”, hay “Nó trơn tru và bằng phẳng”.
  • Một trẻ, khi quan sát một con ốc sên thật gần, có thể mô tả:  “Nó cứng như đá.  Thân nó có vẻ rất mềm. Nó di chuyển rất, rất chậm.  Nó có hai vật dài nhọn (ăng ten) chỉa ra”.
  • Trẻ có thể quan sát một con sâu bướm (hay hình ảnh của một con sâu bướm) thật gần và vẽ hình con vật này trong nhật ký của mình. Sau đó trẻ có thể truyền đạt rằng, “Nó có các sọc-vàng, trắng và đen-như một mẫu hoa văn vậy”.

Các trẻ có thể xác định và sử dụng nhiều loại công cụ quan sát và đo lường lớn hơn, chẳng hạn như thước dây và cân.

  • Một trẻ có thể yêu cầu một kính lúp để quan sát một con trùn gần hơn và truyền đạt rằng, “Con cần kính lúp để xem gần hơn”.
  • Một trẻ, bị lôi cuốn vì sự tăng trưởng của các hạt đậu xanh của mình, có thể dùng thước cây và nói với cha/mẹ của mình, “Con muốn xem nó lớn cỡ nào”.
  • Một trẻ, khi chuẩn bị bột nhào làm bánh, có thể sử dụng một chén lường để đổ một chén bột mì.
  • Một trẻ, khi xây dựng, có thể xếp các hình khối cao bằng chiều cao của mình rồi đếm số hình khối để đo chiều cao của mình.

Các trẻ so sánh những đồ vật và sự kiện và bắt đầu mô tả những điểm giống và khác nhau với nhiều chi tiết hơn.

  • Một trẻ có thể quan sát thấy cây cối được tưới nước thì “lớn hơn, và lá cây thì xanh, còn cây không được tưới nước có lá vàng và có vẻ như tàn úa”.
  • Một trẻ có thể khám phá các loại bí bằng cách nhìn, sờ và mô tả các điểm giống và khác nhau của chúng:  “Những quả này thì tròn, còn quả này thì dài.  Quả bí này màu vàng và xanh và rất trơn láng, còn quả kia thì sần sùi”.
  • Một trẻ có thể so sánh các đồ vật có thể đổ dốc (ví dụ: quả bóng, viên bi, đồ chơi có bánh xe, lon) với các đồ vật không lăn được (cái xẻng, hình khối, quyển sách). Ví dụ: trẻ có thể nói đến các đồ vật có thể lăn tròn và truyền đạt rằng, “Những thứ này hình tròn và có bánh xe”.
  • Một trẻ có thể so sánh một con bướm với một con đông trùng hạ thảo (trong khi quan sát hình ảnh và sự vật thực tế); ví dụ: trẻ có thể truyền đạt rằng con bướm có thể bay còn con sâu bướm không bay được và bướm có hình dạng và màu sắc khác.
  • Một trẻ có thể quan sát và mô tả bầu trời như thế nào vào ngày có sương mù và nó khác với ngày trời nắng như thế nào.
  • Một trẻ, khi làm vườn, có thể sử dụng một cái xẻng thực sự và mô tả nó giống hay khác với cái xẻng đồ chơi trong hộp cát.

Trẻ có thể cho thấy khả năng dự báo và kiểm tra dự báo gia tăng

  • Một trẻ, sau khi trồng hạt hướng dương, có thể truyền đạt rằng, “Hạt sẽ mọc lên, rồi sẽ có cây hoa hướng dương”. Sau đó, trẻ có thể quan sát cây hàng ngày để thấy sự thay đổi.
  • Một trẻ, khi trả lời câu hỏi, “Con thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu thêm nước vào bột mì?”, có thể tiên đoán, “Bột mì sẽ dẻo dính và trông không còn giống bột mì nữa.  Nước và bột mì sẽ trộn lẫn vào nhau”.
  • Một trẻ có thể cắt một củ khoai tây, quan sát bên trong nó như thế nào, và nhận xét, “Con cứ tưởng không có hột nào trong khoai tây, ai dè lại thấy mấy hột li ti trong đó”.
  • Một trẻ có thể đem một vật đến bồn tắm và đoán chừng là nó chìm hay nổi. Sau đó, trẻ có thể đặt đồ vật đó vào trong nước và quan sát chuyện gì xảy ra. Sau đó, trẻ có thể nhận xét với cha/mẹ của mình rằng, “Đó, con biết ngay mà!  Nó đang nổi đó”.

Các trẻ đã tăng khả năng sử dụng các quan sát để rút ra kết luận.

  • Một trẻ có thể quan sát nhiều rau quả khác nhau và truyền đạt rằng trái cây có hột và rau củ thì không có.
  • Một trẻ, sau khi quan sát các xe đồ chơi đổ dốc, có thể kết luận rằng xe sẽ chạy nhanh nhất khi dốc đứng.
  • Một trẻ có thể quan sát hình ảnh của một con vật quen thuộc. Sau đó trẻ có thể thông báo về đôi cánh và truyền đạt rằng, “Đó là con chim.  Con biết mà, vì nó có cánh”.
  • Một trẻ có thể quan sát hình một trẻ mặc áo vét tông, quàng khăn đeo cổ, đeo găng tay và đội nón và truyền đạt rằng chắc hẳn là ngoài trời rất lạnh.

Các gợi ý cho gia đình giúp trẻ thực hành suy tư toán học, có óc quan sát, và tham gia tìm hiểu:

  • Cung cấp các vật liệu có tính chất rộng mở cho trẻ chơi đùa, bao gồm các hình khối, xe hơi, vỏ sò, đá, thú đồ chơi, hộp giấy cứng lớn và nhỏ.Những tài liệu gợi mở đem lại cho trẻ cơ hội tạo ra trò chơi riêng, vận dụng trí tưởng tượng của chúng, và trở thành những người tự giác học tập?
  • Cho trẻ tham gia các công việc nhà như nấu ăn, dọn bàn ăn, sắp xếp quần áo giặt ủi, và làm vườn.  Bảo trẻ giải quyết vấn đề, ví dụ:Trẻ thích giải quyết những vấn đề “thực sự”. Nó thử thách kỹ năng tư duy của trẻ và đem lại cho chúng cơ hội cảm thấy mình là một thành viên có đóng góp của gia đình.
    • “Tối nay chúng ta sẽ có khách, bà, em bé và cậu Stu nè.  Vậy chúng ta cần bao nhiêu đĩa, nĩa, ly và khăn ăn trên bàn ăn để có mỗi chỗ cho mỗi người chúng ta nè?”
    •  “Con có thể giúp mẹ để tất cả quần áo màu sáng vào trong giỏ này, còn quần áo màu tối vào giỏ này được không nào?”
    •  “Chúng ta cần hai quả táo, bốn quả kiwi và một quả cam để làm món rau trộn trái cây.   Vậy chúng ta có tất cả bao nhiêu quả nè?”
    • “Chúng ta có 8 cây cà chua, và sẽ trồng thành hai hàng.  Chúng ta có thể trồng như thế nào để mỗi hàng đều có số cây bằng nhau?”
  • Gợi ý các công việc đo lường đơn giản cho bé, ví dụ: “Nếu chúng ta xếp các viên đá nhỏ này theo hàng dọc, vậy chúng ta cần bao nhiêu viên để xếp cho đủ chiều dài vỉa hè nè?”
  • Cung cấp các công cụ đo lường đơn giản như thước cây, cân nhỏ và chén lường cho trẻ và cùng làm việc để trẻ học cách sử dụng.
    • “Chúng ta cần 2 chén bột mì. Đây là cái chén lường, con hãy giúp mẹ lấy đầy 2 chén bột rồi đổ vào cái tô này nhé?”
    • “Cậu Stu rất cao.  Chúng ta phải dùng cái thước dây này để đo xem cậu cao bao nhiêu nhé?”
    • “Con xem thử xem thứ nào nặng hơn, cục đá này hay 5 cái lá này?  Nào ta hãy đặt chúng lên cân xem”.
  • Khi đi mua sắm hàng tạp hóa, quý vị hãy nhờ con giúp.
    • “Con sẽ lấy 6 quả chuối phải không?”
    • “Con xem bao nhiêu củ khoai tây thì đựng vừa cái túi này?  Chúng ta có đếm không?”
    • “Chúng ta sắp mua lê để tráng miệng tối nay, và con có thể được một trái để ăn trên đường về nhà. Vậy chúng ta sẽ cần bao nhiêu trái lê để mọi người trong gia đình có thể đều được dùng một trái tối nay, và con cũng có thể được thêm một trái ngay bây giờ nữa?”
  • Khi quý vị đang ở bên ngoài hoặc ở công viên, hãy dừng lại để nhìn kỹ những gì ở xung quanh mình. Quan sát xem con quý vị quan tâm đến những gì và đặt các câu hỏi để khuyến khích việc quan sát và lý luận.
    • “Ồ, con kiếm được một chiếc lá rồi đấy, còn một chiếc lá giống như vậy ở đâu nhỉ?  Có chiếc lá nào khác chiếc lá này không con?”
    • “Có thấy đám trùn không con?  Hôm qua mình đâu có thấy chúng. Con thử nghĩ tại sao hôm nay chúng ở đâu ra nào?”
    • “Con nghĩ xem con ốc sên đó ở đâu ra nào?”
    • “Con đang ngắt các cánh hoa.  Vậy có bao nhiêu cánh hoa?”